Ngó lên trên trời, trời cao trăm trượng,
Ngó xuống dưới biển, sóng lượn ba đào;
Mấy lâu ni lòng những ước ao,
Viếng thăm không đặng, gởi thơ vào đã thấu chưa?
Những bài ca dao - tục ngữ về "thương nhớ":
-
-
Giở sách ra em sa nước mắt
Giở sách ra em sa nước mắt,
Em quên chữ đầu bài vì nhớ đến anh
– Giở sách ra lệ sa ướt sách,
Quên chữ đầu bài vì nhớ đến em -
Con chim chuyền bụi sậy, con cá quậy bụi tùng
-
Mình ơi tôi nhớ thương mình
Mình ơi tôi nhớ thương mình
Mẹ cha chửi mắng chữ tình nặng thêm -
Dòng sông mặt nước lờ đờ
-
Chẳng thương chẳng nhớ thì đừng
Chẳng thương chẳng nhớ thì đừng
Lại còn đem đổ nước gừng cho cay -
Ngồi buồn tước lạt bẻ cò
-
Canh ba trống điểm trên lầu
-
Thương chi bằng nỗi thương con
-
Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Cái sập đá hoa bỏ vắng em không ngồi
Vườn hoa bỏ vắng mặc người quay tơ
Em thương nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm quên giấc ngủ ngày mơ trận cười
Bấy lâu nay gần bến, xa vờiDị bản
-
Thiếu chi người đẹp bốn phương
Thiếu chi người đẹp bốn phương
Tôi không có nhớ mà chỉ nhớ thương một mình mình -
Vì ai bướm nọ xa ve
Vì ai bướm nọ xa ve
Mùa đông thiếp đợi, mùa hè thiếp trông
Cảm thương thiếp bắc, chàng đông
Tiếc người có nghĩa mà không gặp mình -
Than rằng: con vịt đua dưới nước
-
Huệ tàn vì bởi thiếu sương
Huệ tàn vì bởi thiếu sương
Anh xanh xao vì bởi nhớ thương nghĩa nàng -
Gặp anh đây, lỡ khóc lỡ cười
Gặp anh đây, lỡ khóc lỡ cười
Năm bảy phần nhớ, chín mười phần thương
Chuỗi sầu ai khéo vấn vương
Gặp nhau một thuở, vấn vương ngàn ngày -
Em có thương anh, anh mới dám đón ngăn
Em có thương anh, anh mới dám đón ngăn
Em có thương anh, anh mới dám mở khăn ăn trầu
Thương nhau vì bởi miếng trầu
Em trao anh bắt, tận đầu ngón tay
Anh thương em, thương đắng thương cay
Thương da thương diết, thương ngày rày em biết không?
Tài gì uống rượu không nồng
Ngậm bồ hòn không biết đắng, dạ luống trông ưu phiền? -
Mình ơi tôi thương mình quá đi mình
Mình ơi tôi thương mình quá đi mình
Chẳng gần nhau một phút lửa tình thiêu gan -
Choàng ngang qua cổ con bạn khóc thương
-
Ai thương ta thì nói với ta
Ai thương ta thì nói với ta,
Kẻo mà năm tận tháng qua đi rồi -
Ngó lên ngó xuống thì vui
Dị bản
Ngó đây ngó đó thì vui
Ngó về quê mẹ, bùi ngùi nhớ thươngNgó đây ngó đó thì vui
Ngó về xóm cũ ngùi ngùi nhớ em
Chú thích
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Tùng
- Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Đương
- Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Bẻ cò
- Bẻ gập lại thành từng khúc để đếm (mỗi khúc là một lần).
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Buồng hương
- Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Gởi
- Gửi (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Dạ
- Bên trong. Thường được dùng để chỉ tình cảm con người.
-
- Trống cơm
- Còn gọi là trống tầm vông, loại nhạc cụ gõ có màng rung, xuất hiện từ đời nhà Lý. Trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là trống cơm.
-
- Đàn nguyệt
- Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.
-
- Lang
- Chàng (từ Hán Việt), tiếng con gái gọi con trai. Văn chương cổ thường dùng "tình lang," "bạn lang" để chỉ người tình.
-
- Ngũ cung
- Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bùi ngùi
- Cảm giác buồn đến như muốn khóc vì thương cảm, nhớ tiếc.