Cây thầu dầu lá cũng thầu dầu
Anh về từ đó, em sầu từ đây
Em sầu, anh có vui chi
Em gạt nước mắt cũng có khi anh khóc thầm
Những bài ca dao - tục ngữ về "thầu dầu":
-
-
Đu đủ tía, giềng giềng cũng tía
Đu đủ tía, giềng giềng cũng tía,
Khoai lang giâm, ngọn mía cũng giâm.
Củi kia chen lộn với trầm,
Em giữ sao cho khỏi, kẻo lầm, bớ emDị bản
Ô rô tía, dền dền cũng tía,
Đọt lang giâm, đọt mía cũng giâm.
Em nói với anh nhiều tiếng thâm trầm,
Bây giờ anh gá duyên chỗ khác, ruột em bầm như dưaĐu đủ tía ngọn rau dền cũng tía
Khoai lang giâm ngọn mía cũng giâm
Mù u chụm lộn với tràm
Em giữ sao cho trọn đạo kẻo làng cười chê.Ngọn dền dền tía, ngọn tía tô cũng tía
Ngọn khoai lang giâm, ngọn mía cũng giâm
Mai dong tốt nói em lầm
Bây giờ nghĩ lại giận bầm lá gan
-
Chim khôn đậu ngọn thầu dầu
Chim khôn đậu ngọn thầu dầu
Nó kêu năm tiếng em sầu năm nơi
Chàng về ngắt ngọn mồng tơi
Bắc cầu sông cái thiếp thời nên chăng
Mồng tơi bắc chả nên cầu
Chàng về chẻ gỗ bắc cầu em sang
Chỉ xanh chỉ đỏ chỉ vàng
Một trăm thứ chỉ bắc ngang đầu cầu
Nào em đã có chồng đâu
Mà anh rào trước đón sau làm gì.
Chú thích
-
- Thầu dầu
- Một loài cây cùng họ với sắn (khoai mì), lá có cuống dài, quả có gai, chứa hạt có chất dầu dùng làm dầu xổ, dầu thắp. Thầu dầu tía còn có tên là đu đủ tía.
-
- Giềng giềng
- Còn gọi là lâm vố, loài cây thân gỗ, mọc nhiều ở những chỗ trống vùng đồng bằng và trong các đồng cỏ khô, trên đất sét cát, từ Quảng Trị đến Ðồng Nai. Cây có cụm hoa đẹp. Nhựa, hạt, vỏ và hoa đều được dùng làm vị thuốc.
-
- Giâm
- Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Ô rô
- Tên khác là ô rô gai, ô rô nước, ắc ó, lão thử lặc, là một cây nhỏ, cao 0,5-1,5m. Thân tròn nhẵn, màu lục nhạt, có lấm tấm đen. Thường mọc tại các bãi nước lợ, bãi biển, cửa sông và hai bên bờ sông gần biển khắp nước ta. Cây ô rô là một vị thuốc dân gian.
-
- Rau dền
- Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.
-
- Đọt
- Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Chụm
- Đun lửa bằng củi.
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Đạo
- Lẽ sống mà con người nên giữ gìn và tuân theo (theo quan niệm cũ).
-
- Tía tô
- Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.