Quảng Bình có động Phong Nha
Có đèo Mụ Giạ, có phà sông Gianh
Những bài ca dao - tục ngữ về "sông Gianh":
-
-
Anh xa em chưa đầy một tháng
Anh xa em chưa đầy một tháng
Nước mắt lai láng hết hăm tám đêm ngày
Răng chừ nước ráo Đồng Nai
Sông Gianh hết chảy, mới phai lời nguyềnDị bản
Anh xa em một tháng
Nước mắt em lai láng hai mươi tám đêm ngày
Khi nào gió đánh tan mây
Sông Lam hết nước em đây đỡ buồn.Anh xa em chưa đầy một tháng
Nước mắt lai láng, hết hăm tám đêm ngày
Chừng nào cạn lạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời thềAnh xa em chưa đầy một tháng
Nước mắt lai láng hai tám đêm ngày
Bao giờ cạn rạch Thầy Cai
Nát chùa Phước Hậu em mới sai lời nguyền.
-
Có tài thì vượt sông Gianh
-
Nắng lên hòn đá nẻ tư
-
Sông Gianh khúc lở, khúc bồi
-
Đò sông Gianh còn đương qua lại
-
Cửa Nhật Lệ, Sông Gianh còn mãi
-
Khôn ngoan qua cửa Thanh Hà
Dị bản
-
Còn trời còn nước còn tình
Còn trời còn nước còn tình
Chừng nào nước sông Gianh hết chảy, hai đứa mình hãy xa nhau. -
Sông Gianh nước chảy đôi dòng
-
Lũy Thầy ai đắp mà cao
Lũy Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâuDị bản
Chú thích
-
- Quảng Bình
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vùng hẹp nhất của nước ta từ Đông sang Tây (chỉ dài độ 50 km). Vào thế kỉ 11, Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Từ 20/9/1975 đến 1/7/1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.
Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các di tích lịch sử thời Trịnh - Nguyễn phân tranh như thành Đồng Hới, Lũy Thầy... Nơi đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Ngô Đình Diệm...
-
- Phong Nha
- Còn gọi Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Chùa, một hệ thống hang động nổi tiếng thế giới và là danh thắng tiêu biểu nhất của vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-
- Mụ Giạ
- Còn gọi là Mụ Gia hay Mụ Già, một đèo trên quốc lộ 12A giáp biên giới Việt Nam-Lào, thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
-
- Sông Gianh
- Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sông Đồng Nai
- Con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ nước ta, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây sông có tên là Phước Long, đặt tên theo phủ Phước Long (Biên Hòa - Thủ Dầu Một) hiện nay. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn.
-
- Chùa Thiên Mụ
- Còn gọi là chùa Linh Mụ, một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1601, nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, thành phố Huế.
-
- Chùa Phước Hậu
- Một ngôi chùa hiện ở ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm bên bờ sông Hậu. Chùa được dựng lên trên nền của một chiếc am tranh vào năm 1894 với tên là chùa Đông Hậu. Đến năm 1910 Phật tử địa phương đã thỉnh hòa thượng Hoằng Chỉnh ở chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) vào trụ trì và đổi tên là Phước Hậu. Chùa là tổ đình của Phật giáo dòng Lâm Tế.
-
- Lũy Thầy
- Tên một công trình thành lũy quân sự tại khu vực ngày nay là Đồng Hới, Quảng Bình, bao gồm các lũy Trường Dục, Nhật Lệ, và Trường Sa. Hệ thống lũy này được Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng vào thế kỉ 17 theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhằm mục đích bảo vệ Đàng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. "Thầy" chính là danh xưng mà chúa Nguyễn Phúc Nguyên gọi Đào Duy Từ để tỏ lòng kính trọng. Về sau nhân dân cũng theo đó mà gọi hệ thống thành lũy là lũy Thầy. Hiện nay lũy đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.
-
- Nẻ
- Nứt ra, nứt nẻ.
-
- Lần hồi
- Lần lần, từ từ, ngày này qua ngày khác.
-
- Đương
- Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chợ Ba Đồn
- Chợ ở Ba Đồn, thị trấn huyện lị của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người các nơi đến họp rất đông vào các ngày phiên vào các ngày mồng một và mồng sáu, các ngày hàng tháng. Chợ Ba Đồn hàng hóa phong phú và đa dạng, có đủ các thứ của vùng xuôi, vùng ngược, trong đó đặc sắc nhất có lẽ là hàng thịt bò và món thịt chó.
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Nhật Lệ
- Tên một dòng sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi thuộc dãy Trường Sơn, chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Cùng với sông Gianh, dãy Hoành Sơn, đèo Ngang, sông Nhật Lệ là một trong những biểu tượng của tỉnh Quảng Bình.
-
- Chùa Non
- Tên chữ là Kim Phong, một ngôi chùa nằm trên núi Thần Đinh (cũng có tên là núi Chùa Non), nay thuộc địa phận xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chùa được xây hướng về phía Bắc, nhìn ra cửa sông Nhật Lệ. Hiện nay chùa là một địa điểm du lịch có tiếng, đồng thời là điểm dâng hương cầu an mỗi dịp năm mới của hàng nghìn người dân Quảng Bình.
-
- Đầu Mâu
- Một ngọn núi cao 763 mét ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Có tên gọi như vậy vì ngọn núi giống như mão đầu mâu (loại mũ trụ bao quanh đầu, trên đỉnh có chóp nhọn). Năm 1630, chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai nhà quân sự Đào Duy Từ tổ chức đắp lũy Thầy dài 18 km từ Đồng Hới đến núi Đầu Mâu để ngăn chặn quân Lê-Trịnh từ Bắc kéo vào.
-
- Cửa Thanh Hà
- Tức cửa sông Gianh, con sông lớn nhất chảy qua tỉnh Quảng Bình. Đại Nam nhất thống chí viết: “Sông Linh Giang: ở cách huyện Bình Chính 3 dặm về phía nam, bờ bắc thuộc huyện Bình Chính, bờ nam thuộc huyện Bố Trạch, lại có tên là sông Thanh Hà.”
-
- Sông La
- Một phụ lưu của sông Lam, chảy qua huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, là hợp lưu của hai sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu tại bến Tam Soa. Sông La là một dòng sông rất đẹp, có phong cảnh nên thơ, sơn thủy hữu tình, là nguồn cảm hứng cho nhiều thi nhân và nhạc sĩ.
-
- Từ thế kỉ 17 đất nước ta mắc nạn binh đao, nồi da xáo thịt bởi cuộc tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn. Quảng Bình, mảnh đất có con sông Gianh là ranh giới tự nhiên giữa Đàng Trong (do chúa Nguyễn kiểm soát) và Đàng Ngoài (do vua Lê chúa Trịnh kiểm soát), lúc ấy là chiến địa của các cuộc giao tranh, từ đó mà có câu ca dao này.
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.