Quả sầu đâu trong tươi ngoài héo
Cây đu đủ trong héo ngoài tươi
Rượu chè thuốc sái chơi bời
Gẫm trong gia đạo ít người như anh
Những bài ca dao - tục ngữ về "sầu đâu":
-
-
Tui đau tương tư, ba tui chạy thuốc, chị tui suốt lá sầu đâu
-
Bắp chuối mà gói sầu đâu
Bắp chuối mà gói sầu đâu
Vừa đắng vừa chát, mời nhau làm gì? -
Chim sâu đậu trên nhành sầu đâu
-
Sầu đông trong héo ngoài tươi
-
Mình em như cây thầu đâu
Mình em như cây thầu đâu
Ngoài tươi, trong héo, giữa sầu tương tư. -
Nước rằm chảy thấu Nam Vang
Dị bản
Chú thích
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Sái
- Phần bã thuốc phiện, thuốc lào còn lại sau khi hút. Người hút thuốc phiện, sau khi hút cữ đầu tiên, nếu còn thòm thèm mà không còn tiền thì thường nạo sái trong ống thuốc ra để hút lại.
Dân gian có từ "hưởng sái" chính là từ chữ này.
-
- Gẫm
- Ngẫm, suy nghĩ.
-
- Gia đạo
- Phép tắc trong gia đình.
-
- Suốt
- Tuốt: tuốt lúa, tuốt lá... (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chim sâu
- Tên chung của một số loài chim nhỏ như chim sẻ, thường ăn mật hoa, quả mọng, nhện và sâu bọ.
-
- Lia thia
- Còn được gọi với các tên cá thia thia, cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt, có kích cỡ nhỏ, vảy khá sặc sỡ nên thường được nuôi làm cảnh.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Nước rằm
- Con nước vào ngày rằm. Ngày rằm hằng tháng, nước dâng lên cao do tác động của Mặt Trăng (gọi là thủy triều). Người dân Nam Bộ hay gọi là con nước rằm.
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Tam Giang
- Tên một con sông ngắn (chỉ độ 10km) chảy từ Hòn Kề ra biển ở Vũng Chào thuộc vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)