Những bài ca dao - tục ngữ về "rau đay":

Chú thích

  1. Cáy
    Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.

    Con cáy

    Con cáy

  2. Rau đay
    Một loại rau chủ yếu dùng nấu canh (với cua, tôm tép), đôi khi với mồng tơi hoặc mướp. Rau đay khi nấu có nhiều nhớt, nên còn gọi là rau nhớt.

    Rau đay

    Rau đay

  3. Có bản chép: Ăn ở hỗn hào.
  4. Ngành ngạnh
    Một loại rau rừng thường được hái để ăn sống, có mùi vị thơm ngon, chua, chát.

    Đọt và lá ngành ngạnh

    Đọt và lá ngành ngạnh

  5. Khoai lang
    Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.

    Thu hoạch khoai lang

    Thu hoạch khoai lang

  6. Muống biển
    Loài thực vật thuộc họ Bìm bìm, mọc ở phần trên các bãi biển. Muống biển là một trong các các loài thực vật chịu mặn phổ biến nhất, phân bố rộng rãi nhất và là một trong những ví dụ nổi bật nhất minh hoạ cho các loại cây có hạt trôi theo dòng nước.

    Hoa muống biển

    Hoa muống biển

  7. Bình bát
    Loại cây leo thuộc họ bầu bí, đọt, lá và quả đều làm rau ăn được, là loài rau phổ biến ở nông thôn miền Nam. Còn được gọi là rau bát, mảnh bát, mỏ quạ, bình bát dây (để phân biệt với cây bình bát thuộc họ mãng cầu). Rau bình bát dùng để trị ghẻ, hạt bình bát trị giun sán.

    Rau bình bát đang ra hoa

    Rau bình bát đang ra hoa

  8. Diếp cá
    Còn có tên là dấp cá, giấp cá, hay rau diếp, là một loại cây nhỏ được trồng để làm rau và làm thuốc. Rau diếp cá khi vò có mùi tanh như mùi cá (vì vậy có tên chữ Hán là ngư tinh thảo - cỏ tanh mùi cá), thường dùng ăn lá sống kèm với nhiều món như thịt nướng, chả giò bún, gỏi cuốn...

    Rau diếp cá

    Rau diếp cá

  9. Rau má
    Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.

    Rau má