Những bài ca dao - tục ngữ về "máy bay":

  • Coi tàu bay tại Lầu Đèn

    Đời xưa chí những đời nay
    Đời này mới thấy tàu bay nửa lừng
    Nguồn đào hải khẩu tứ tung
    Từ Hàn chí Phố rùng rùng đi coi
    Quan gia chầu chực hẳn hòi
    Sức bàn sức ghế lại đòi đến dân
    Khắp nơi cờ đóng rần rần
    Sức rơm un khói cực dân ba bốn ngày
    Ai ai cũng sức tàu bay
    Dân canh, lính gác tự ngày chí đêm
    Kẻ bán rượu, người bán nem
    Kẻ lận bạc giác người đem bạc đồng
    Đàn bà chí những đàn ông
    Bà già con nít cũng bồng ra đi
    Mười giờ tàu lại một khi
    đánh, lính ví ra gì nữa đâu

Chú thích

  1. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  2. Nửa lừng
    Nửa lưng chừng (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Nguồn đào: ngọn suối; Hải khẩu: cửa biển. Nguồn đào hải khẩu: từ khắp mọi nơi.
  4. Đà Nẵng
    Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.

    Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

    Bến sông Hàn ngày xưa

    Bến sông Hàn ngày xưa

    Cầu sông Hàn, một trong những biểu tượng của Đà Nẵng

    Cầu sông Hàn, một trong những biểu tượng của Đà Nẵng

  5. Hội An
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An

  6. Sức
    Hành động quan truyền lệnh cho dân bằng văn bản.

    Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu.
    Nay sức.
    Lê Thăng

    (Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)

  7. Rần rần
    Đông đảo, ồn ào.
  8. Nem
    Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...

    Nem chua

    Nem chua

  9. Lận
    Nhét vào trong người (phương ngữ).
  10. Bạc giác
    Hào, bạc cắc, tiền lẻ nói chung (từ cũ).
  11. Cẩm
    Hay , chức danh cảnh sát trưởng thời nước ta bị Pháp đô hộ, nói gọn từ âm tiếng Pháp commissaire de police.

    Một sở cảnh sát (sở Cẩm) thời Pháp thuộc

    Một sở cảnh sát (sở Cẩm) thời Pháp thuộc

  12. Đuổi (theo). Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành .