Yêu nhau quán cũng như nhà
Điếm canh cũng lịch nữa là lầu son
Những bài ca dao - tục ngữ về "lầu son":
-
-
Bạn có biết?
Trong lịch sử nước ta có một người phụ nữ làm hoàng hậu qua hai triều vua. Bà là Dương Vân Nga, vợ của vua Đinh Tiên Hoàng (nhà Đinh) và sau lại trở thành vợ của vua Lê Đại Hành (nhà Tiền Lê). Tương truyền khi mới sinh ra, bà khóc mãi không dứt. Lúc ấy có một đạo sĩ đi ngang qua nhà, đọc hai câu thơ làm bà nín bặt:
Nín đi thôi, nín đi thôi
Một vai gánh vác cả đôi sơn hàCó một câu ca dao nhắc đến việc bà trở thành hoàng hậu hai triều.
-
Vợ chồng trong ấm ngoài êm
-
Chàng về dạm vợ đẻ con
Chú thích
-
- Điếm canh
- Nhà nhỏ thường dựng ở đầu làng hay trên đê, dùng làm nơi canh gác.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Bát đàn
- Bát nông lòng, làm bằng đất nung thô có tráng men, thời xưa thường dùng.
-
- Dạm ngõ
- Một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.