Anh muốn mua cho em khăn trắng có gắn chữ tình
Mai sau anh trở lại đặng nhìn người xưa
Những bài ca dao - tục ngữ về "khăn tay":
-
-
Bây giờ em gặp chàng đây
Bây giờ em gặp chàng đây
Chàng cho em mượn chiếc khăn này làm ghi
Yêu em còn tiếc làm gì
Có cho em mượn, chàng thì đưa đây
Hay là sợ mẹ, sợ thầy
Xin chàng phải nói nước mây em tường
Ví dù chàng có lòng thương
Khăn này sánh với xuyến vàng Nguyệt Nga
Giữa đường gặp gỡ đôi ta
Cùng nhau kết tóc xe tơ vẹn tròn
Mỗi người một nước một non
Vàng kia không tiếc, lại còn tiếc khăn! -
Hai tay nâng cái khăn vuông
-
Gặp nhau trao tặng khăn tay
Gặp nhau trao tặng khăn tay
Mong em cầm lấy đợi ngày kết duyên
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Làm ghi
- Làm tin, làm dấu, làm quy ước.
Rằng: "Trăm năm cũng từ đây,
"Của tin gọi một chút này làm ghi."
(Truyện Kiều)
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Xuyến
- Vòng trang sức bằng vàng, ngọc, thường đeo ở cổ tay.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.