Những bài ca dao - tục ngữ về "hát hò":

Chú thích

  1. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  2. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Hát hố
    Một loại hình sinh hoạt dân gian phổ biến ở vùng đồng bằng Quảng Ngãi. Người hát có thể hát theo bài sẵn có hoặc ứng tác. Hát hố thường gắn liền với việc đồng áng, sinh hoạt ngày mùa như: tát nước, cuốc đất, đập đất, giã gạo, thu hoạch, chế biến bắp, khoai lang, khoai mì... Mở đầu câu hát là “hố khoan lại hò khoan” rồi ngắt nhịp, lúc lấy hơi hay kết thúc câu hát cũng hô lên “hố khoan lại hò khoan”. Không chỉ một mình người hát mà cả người trong nhóm và khác nhóm đều cao giọng “hố, hò” nâng đỡ câu hát, tạo thành giai điệu.
  4. Rầy
    La mắng (phương ngữ).
  5. Mướp đắng
    Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.

    Mướp đắng

    Mướp đắng

  6. Đèo
    Nhỏ, èo uột (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Khổ qua đèo

    Khổ qua đèo

  7. Cú mèo
    Một loài cú có mắt giống mắt mèo nên có tên vậy. Loài này cũng có tên là cú lợn vì có tiếng kêu giống tiếng lợn. Theo tín ngưỡng dân gian, cú mèo mang lại điềm xui xẻo.

    Cú mèo

    Cú mèo

  8. Hỏa lò
    Cái lò lửa (từ Hán Việt).
  9. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  10. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Đào, kép
    Vai diễn trong một vở tuồng, chèo, cải lương... Đào là vai nữ, kép là vai nam. Cô dâu, chú rể trong đám cưới đôi khi cũng gọi là đào kép.

    Thanh Nga, nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Nam Việt Nam vào những năm 70 của thế kỉ 20

    Thanh Nga, nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Nam Việt Nam vào những năm 70 của thế kỉ 20

  12. Giải muộn
    Cởi bỏ nỗi buồn rầu, phiền muộn trong lòng.
  13. Giác
    Hồi, lúc, bận (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
  15. Hò hụi
    Một loại hình hò ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (Bình-Trị-Thiên), được hò khi chèo đò. Khi hò, người hò chêm vào các tiếng "hụi hò khoan" đánh nhịp với tay chèo đò. Nghe một bài Hò hụi.
  16. Khạp
    Lu lớn ở miền Tây Nam Bộ, cũng gọi là thạp, làm bằng sành, dùng để hứng và đựng nước mưa, hoặc đựng mắm, gạo... Có khạp da bò (bên ngoài màu vàng nâu như da con bò, sờ thấy nhám) và khạp da lươn (thường nhỏ hơn, trơn bóng, màu giống da con lươn).

    Lu khạp

    Lu khạp

  17. Bắt đầu cuộc hò đối đáp.
  18. Xuồng
    Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).

    Xuồng ba lá

    Xuồng ba lá

  19. Bợ
    Nâng, bê, hoặc ôm cái gì đó lớn và nặng.
  20. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. Đây là ba việc cực nhọc theo "tổng kết" của người xưa.
  22. Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.

    Cái vò

    Cái vò