Hai bên hàng cá, chính giữa hàng tôm
Vợ nào chồng nấy ôm nhau mà hò
Ai nhiều nhân nghĩa thì lo
Tôi đây ít nhân ít nghĩa, tôi hò lơi lơi
Ai dài cần dài nhợ thì thả ngoài khơi
Tôi đây ngắn cần ngắn nhợ tôi thả chơi trong gành
Họa may gió mát trăng thanh
Cá kia ẩn vực bỏ gành ăn câu
Những bài ca dao - tục ngữ về "ghềnh":
-
-
Đàn ai khéo gảy tình tinh
-
Đem em ra bỏ xuống gành
-
Em là con cá liệt, ở khơi
-
Sóng kêu lách chách bên gành
Sóng kêu lách chách bên gành
Thấy anh chưa vợ, không đành ngó lơ -
Chừng nào biển nọ xa gành
-
Đầu gành có con ba ba
Chú thích
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Cá nược
- Một tên gọi dân gian ở miền Nam của cá heo.
-
- Neo
- Vật nặng để thả xuống cắm chặt vào đáy nước nhằm giữ cho thuyền đứng yên lại.
-
- Cá liệt
- Còn gọi là cá ót, một loại cá biển có thân có hình thoi, dẹt bên, to khoảng ba, bốn ngón tay, nhiều xương. Cá thường được kho khô ăn kèm với cơm, nấu canh chua hay nấu riêu, hoặc để làm bột cá.
-
- Bủa
- Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Ba ba
- Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...