Những bài ca dao - tục ngữ về "gấm nhung":

Chú thích

  1. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  2. Trướng
    Màn. Ngày xưa, tấm màn che buồng người con gái gọi là trướng. Ngoài ra, theo Thiều Chửu: Quân đi đến đâu, căng vải lên làm rạp để nghỉ cũng gọi là trướng.

    Êm đềm trướng rủ màn che
    Tường đông ong bướm đi về mặc ai

    (Truyện Kiều)

  3. Gấm
    Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.

    Gấm

    Gấm

  4. Hàng dệt bằng tơ nõn, thưa và mỏng, thường được nhuộm đen.
  5. Nhung
    Hàng dệt bằng tơ hoặc bông, có tuyết phủ mượt ở bề mặt hoặc có sợi làm thành luống đều nhau.

    Nhung

    Nhung