– Đêm khuya trăng lặn gà kêu
Hai đứa mình xa cách, bỏ cặp gối thêu cho ai nằm?
– Cặp gối thêu để lại cho anh nằm
Mai sau cưới vợ, anh nghĩ thầm thương em.
Những bài ca dao - tục ngữ về "đêm khuya":
-
-
Gió mùa đông trăng lồng lạnh lẽo
-
Đêm khuya lặng gió thanh trời
Đêm khuya lặng gió thanh trời
Khuyên chàng bớt ngủ, nghe lời em than -
Đêm khuya trăng lặn dầu hao
Đêm khuya trăng lặn dầu hao
Em ở nơi nào em nói anh nghe -
Đêm khuya gà gáy rân trời
Đêm khuya gà gáy rân trời
Bầm gan nát ruột vì lời em than -
Cảm ơn cái cối cái chày
Cảm ơn cái cối cái chày
Đêm khuya giã gạo có mày có tao
Cảm ơn cái cọc cầu ao
Đêm khuya vo gạo có tao có màyDị bản
Giã ơn cái cối cái chày
Đêm khuya giã gạo có mày có tao
Giã ơn cái nhịp cầu ao
Đêm khuya giã gạo có tao có mày
-
Canh khuya tạnh vắng bên cồn
-
Đêm khuya thắp chút dầu dư
-
Đêm khuya nguyệt lặn sao tàn
Chú thích
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Thắt thẻo
- Bồi hồi, khắc khoải, bồn chồn trong lòng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Tim
- Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- Đồng hồ
- Nghĩa gốc là cái bình bằng đồng. Người xưa đo thời gian bằng cách chứa nước trong cái bình bằng đồng, dưới có lỗ cho nước đều đặn nhỏ xuống. Vì vậy trong thơ văn cổ hay dùng cụm từ "giọt đồng hồ" hoặc "giọt đồng" để chỉ thời gian.