Thuyền dời ra khỏi Pháo Đài
Linh đinh Hòn Chảo dựa ngoài Cổ Tron
Những bài ca dao - tục ngữ về "Cổ Tron":
-
-
Bạn có biết?
Sau khi đàn áp dã man cuộc biểu tình chống sưu thuế năm 1908 ở miền Trung, nhằm xoa dịu và bịt mắt dân ta, năm 1913 giặc Pháp đã tổ chức biểu diễn tàu bay (máy bay) tại Huế và Đà Nẵng, thu hút rất đông người xem (ở Huế lên tới 60.000 người). Màn biểu diễn ở Đà Nẵng được tổ chức ở Lầu Đèn (thuộc làng Thạch Thang, nay là phường Thạch Thang, quận Hải Châu). Có một bài vè về việc này, tên là Vè coi tàu bay tại Lầu Đèn, trong có hai câu nổi tiếng:
Rùng rùng máy nổ thất kinh
Chiếc tàu cất cánh thình lình bay lên
Chú thích
-
- Kim Dữ
- Tên một hòn đảo ngoài khơi biển Hà Tiên. Theo truyền thuyết dân gian, Kim Dữ ngày xưa là một hòn đảo nhỏ, có con giao long ẩn mình dưới núi. Khi nó cựa mình thì hòn núi bị xê dịch, có khi gần bờ, có khi xa bờ. Do núi Kim Dữ có vị trí hiểm yếu, phòng thủ, trấn giữ phía biển của trấn Hà Tiên, năm 1831, nhà Nguyễn cho đắp đồn lũy trên đảo, đặt súng thần công. Từ đó hòn đảo này có tên gọi là Pháo Đài. Địa danh Pháo Đài hiện nay là một phường thuộc Hà Tiên.
-
- Hòn Chảo
- Cũng gọi là núi Ông Chao, một quả núi nay thuộc địa phận xã Gành Dầu, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Để phòng những cuộc tấn công bất ngờ của hải tặc, năm 1735 tổng trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích lên thay cha (Mạc Cửu) đã ra tay trấn cướp và còn cho lập trên đỉnh núi này một đàn trời rộng lớn làm nơi đốt lửa báo nguy cho Phương Thành (Hà Tiên) khi cần ứng cứu. Lưu ý phân biệt với hòn đảo cùng tên thuộc địa phận Đà Nẵng.
-
- Cổ Tron
- Cũng gọi là hòn Lớn, một hòn đảo thuộc quần đảo Nam Du, nay là xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Xem truyện ngắn Hòn Cổ Tron của nhà văn Sơn Nam.