Anh ơi gà đã gáy dồn,
Dậy đi xúc ốc đồng Tròn, đồng Quang,
Rổ sề, rổ sảo, rổ sàng
Vợ bưng, chồng gánh kịp hàng chợ phiên
Những bài ca dao - tục ngữ về "chợ phiên":
-
-
Dù ai buôn đâu bán đâu
-
Cất cây đòn gánh đi ra
Cất cây đòn gánh đi ra
Chờ cho tan chợ, về nhà tối thui
Về nhà, con đói ngủ vùi
Dầu đèn không có, cực ơi bớ chồng -
Mặt trời nửa buổi xiên xiên
-
Em buôn chi em bán chi
Dị bản
-
Suối Bèo phiên phụ còn đông
-
Suối Bèo vui buổi chợ phiên
Suối Bèo vui buổi chợ phiên
Đường xa cũng gắng, không tiền cũng đi -
Anh về hái đậu trẩy cà
-
Chợ phiên ngày bảy, ngày hai
Chú thích
-
- Đồng Tròn, đồng Quang
- Tên hai cánh đồng thuộc nay thuộc địa phận Bái Đô, Đô Mỹ, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
-
- Sề
- Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Phường
- Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
(Truyện Kiều)
-
- Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Chợ Giang xưa là chợ trâu, phiên chính vào ngày rằm hàng tháng, đông nhất vào rằm tháng tám.
-
- Gá tiếng
- Cất tiếng (phương ngữ). Còn nói gá lời.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chợ Sạt
- Tên một phiên chợ đã có từ lâu đời tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
-
- Li
- Bỏ, rời.
-
- Chợ Hiếu
- Tên một cái chợ nay thuộc địa phận thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
-
- Bài ca dao này dùng để minh họa cho quân Chi Chi trong hàng Nhất của trò tổ tôm.
-
- Suối Bèo
- Tên dân gian của phiên chợ Trường Định, một địa danh nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Có tên như vậy vì chợ họp bên một dòng suối có rất nhiều bèo ngỗng. Thôn Trường Định chính là nơi phát tích của ba anh em nhà Tây Sơn.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Nghĩa Hành
- Địa danh nay là huyện trung du duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Tam Bảo
- Tên một phiên chợ ở xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Chợ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa người Kinh và người Thượng thuộc các quận Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ và Sơn Hà. Đây có lẽ là phiên chợ xuất hiện lâu đời nhất tại Quảng Ngãi và còn tồn tại mãi cho đến sau này. Không rõ đích xác chợ xuất hiện lần đầu tiên vào năm nào, và nơi họp đầu tiên là ở đâu, nhưng đến đời vua Tự Đức thì chợ chính thức tọa lạc tại Kim Thành Hạ (Nghĩa Hành). Chợ họp ngày mồng hai và mồng bảy âm lịch mỗi tháng, với nhiều mặt hàng, trong đó nổi tiếng có chè bó, chè búp.