Chồng em vừa xấu vừa đen
Vừa thua nhan sắc, vừa hèn bước đi
Chồng em rỗ sứt, rỗ sì
Chân đi chữ bát, mắt thì hướng thiên
Bao giờ cho đến tháng giêng
Bắt chồng em đến khiêng chiêng cho làng
Những bài ca dao - tục ngữ về "chiêng":
-
-
Chơi cho thủng trống long bồng
Chơi cho thủng trống long bồng
Xong rồi ta sẽ lấy chồng lập nghiêm
Chơi cho thủng trống long chiêng
Xong rồi ta sẽ lập nghiêm lấy chồngDị bản
Chơi cho thủng trống long bồng
Rồi ra ta sẽ lấy chồng lập nghiêm
Chơi cho thủng trống lăn chiêng
Rồi ra ta sẽ lập nghiêm lấy chồng
-
Bạn có biết?
Trần Khánh Dư là danh tướng nước ta. Ông dòng dõi tôn thất nhà Trần nên được phong tước Nhân Huệ vương, được Thượng hoàng Trần Thánh Tông yêu quý nhận làm con nuôi. Cuộc đời Trần Khánh Dư trải qua nhiều thăng trầm: Làm võ tướng được thăng tới Phó đô tướng quân; lại có thời gian phạm tội, bị truất hết chức tước và tịch thu sản nghiệp, phải về quê ở Chí Linh làm nghề bán than. Sau được phục chức, ông góp công rất lớn trong cuộc chiến chống giặc Nguyên-Mông lần thứ ba. Dân gian có truyền tụng câu ca dao về những ngày bĩ cực của ông ở Chí Linh.
Chú thích
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Thiên
- Trời (từ Hán Việt).
Thiên trời địa đất
Cử cất tồn còn
(Tam thiên tự - soạn giả Đoàn Trung Còn)
-
- Trống bồng
- Một loại trống cổ có làm bằng gỗ, thắt eo ở giữa, một mặt được bịt bằng da trăn, xung quanh tang trống có một hệ thống dây chằng bằng mây, có tác dụng làm căng hoặc chùng mặt trống. Khi diễn tấu nhạc công dùng hai tay vỗ vào mặt trống phát ra hai âm thanh, một cao, một trầm. Âm thanh trống bồng đục, ít vang.
Trống bồng thường dùng trong dàn Đại nhạc, trong sân khấu tuồng, chèo, hoặc trong các đám rước, lễ hội. Người đánh trống bồng thường có kết hợp múa.
-
- Lập nghiêm
- Làm ra vẻ nghiêm nghị, đứng đắn.