Những bài ca dao - tục ngữ về "bạc phận":

  • Bí lên ba lá, tại ba với má không chịu thả giàn

    lên ba lá, tại ba với má không chịu thả giàn
    Để bí bò lan, trách hường nhan vô duyên bạc phận
    Duyên nợ ở gần, sao không đặng sánh đôi

    Dị bản

    • Bí lên ba lá, trách ba với má không ngắt ngọn làm giàn
      Để bí bò lan, trách hường nhan vô duyên bạc phận
      Duyên nợ gần không đặng xứng đôi

  • Bạn có biết?

    Đặng Thị Huệ, vợ chúa Trịnh Sâm thời Lê trung hưng, thuở hàn vi là một cô thôn nữ hái chè, nên sau này nhân dân gọi là bà Chúa Chè. Được chúa sủng ái, bà can dự vào triều chính, làm nhiều điều càn rỡ, ảnh hưởng đến chính sự. Bà hay bàn bạc việc riêng với quận Huy (Hoàng Đình Bảo) nên có lời dị nghị là hai người gian dâm với nhau. Ca dao có một số bài đả kích bà.

Chú thích

  1. Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).

    Giàn bí đao

    Giàn bí đao

  2. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  3. Vô duyên
    Không có duyên số tốt.
    Trông chồng mà chẳng thấy chồng
    Đã đành một nỗi má hồng vô duyên

    (Lục Vân Tiên)
  4. Duyên nợ
    Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
  5. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).