Anh ngồi quạt quán Bến Thành,
Nghe em có chốn anh đành quăng om!
Anh ngồi quạt quán Bà Hom,
Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.
Những bài ca dao - tục ngữ về "Bà Hom":
-
-
Bạn có biết?
Trần Khánh Dư là danh tướng nước ta. Ông dòng dõi tôn thất nhà Trần nên được phong tước Nhân Huệ vương, được Thượng hoàng Trần Thánh Tông yêu quý nhận làm con nuôi. Cuộc đời Trần Khánh Dư trải qua nhiều thăng trầm: Làm võ tướng được thăng tới Phó đô tướng quân; lại có thời gian phạm tội, bị truất hết chức tước và tịch thu sản nghiệp, phải về quê ở Chí Linh làm nghề bán than. Sau được phục chức, ông góp công rất lớn trong cuộc chiến chống giặc Nguyên-Mông lần thứ ba. Dân gian có truyền tụng câu ca dao về những ngày bĩ cực của ông ở Chí Linh.
Chú thích
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Om
- Đồ đựng thường làm bằng nhôm, có vòi và nắp, để đựng và nấu nước chè.
-
- Chợ Bà Hom
- Tên một chợ nằm ở quận Bình Tân thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Theo học giả Trương Vĩnh Ký thì Bà Hom cùng với Bà Rịa, Bà Chiểu, Bà Quẹo, Bà Điểm là năm bà vợ của lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (thường được gọi là Lãnh binh Thăng), người đã xây dựng cầu Ông Lãnh. Ông đã cho lập ra năm cái chợ mang tên năm bà và giao cho mỗi bà cai quản mỗi nơi.