Cổ liền vai tóc bay phất phới
Đấng anh hùng dầu dãi mưa sa
Toàn bộ nội dung
-
-
Mình bằng gỗ, cổ bằng da
-
Thú chi danh hiệu nữ nhi
-
Nhiều thì ít, ít thì nhiều, không thì nhiều lắm
-
Này chồng, này mẹ, này cha
-
Nhà kia sinh được ba trai
-
Mười lăm mười sáu đang xinh
-
Mười lăm mười sáu tốt bông
-
Trên trời có một cái bông
-
Có người mặt trắng như bông
-
Làm ông mà chẳng làm ông
-
Da em mát lạnh miệng em tròn
-
Một mình hai mặt co co
-
Ai vui tôi cũng vui cùng
-
Loanh quanh thõng
-
Đất cũ đãi người mới
Đất cũ đãi người mới
-
Ăn quán ngủ đình
Ăn quán ngủ đình
-
Trăng khi tròn khi khuyết, nước khi lớn khi ròng
-
Trôi sông lạc chợ
Trôi sông lạc chợ
-
Đố anh con rết mấy chân,
Chú thích
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Câu đố này thật ra là hai 2893 và 2894 trong Truyện Kiều. Đây là lúc Kiều đoàn tụ cùng với gia đình sau mười lăm năm lưu lạc, điểm mặt “đủ” hết tất cả mọi người.
-
- Niết bàn
- Dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa, một khái niệm trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, chỉ trạng thái giác ngộ, không còn vướng mắc với những ràng buộc của thế gian (tham, sân, si, dục vọng, khổ não...), đoạn tuyệt với nghiệp và không còn chịu quy luật nhân duyên.
-
- Cửa tam quan
- Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.
-
- Công hầu
- Công và hầu, nghĩa gốc là hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Khanh tướng
- Khanh và tướng, hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Cầu Ô Thước
- Chiếc cầu trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ, tượng trưng cho sự sum họp đôi lứa.
-
- Chợ Dinh
- Một ngôi chợ nay thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).