Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Bài ca dao này vốn là những câu thơ rút từ tập Bút quan hoài của Á Nam Trần Tuấn Khải.
  2. Đây vốn là hai câu thơ của nhà thơ Bàng Bá Lân.
  3. Gàu
    Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  4. Có bản chép: Thương nhau chỉ những khóc thầm.
  5. U
    Tiếng gọi mẹ ở một số vùng quê Bắc Bộ.
  6. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  7. Gàu sòng
    Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  8. Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.

    “Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ,
    Con cò Đồng Đăng…”
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

    (Con cò - Chế Lan Viên)

    Cò

  9. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  10. Bồ nông
    Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.

    Bồ nông

    Bồ nông

  11. Cốc
    Loài chim lội nước thuộc họ Bồ nông, thức ăn là các loại động vật thủy hải sản nhỏ

    Chim cốc

    Chim cốc

  12. Rau răm
    Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  13. Thuôn
    Chế biến món ăn làm từ thịt bằng cách nấu nhiều nước cùng với hành và rau răm.

    Thịt bò thuôn

    Thịt bò thuôn

  14. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  15. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  16. Thái Sơn
    Một ngọn núi ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, là một trong năm ngọn núi thiêng của Trung Quốc (gồm Hành Sơn, Hằng Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn và Tung Sơn). Núi Thái Sơn được xem là thiêng nhất trong năm ngọn núi này.

    Núi Thái Sơn

    Núi Thái Sơn

  17. Hiếu
    Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
  18. Đạo
    Lẽ sống mà con người nên giữ gìn và tuân theo (theo quan niệm cũ).
  19. Có bản chép: cái cò mày đi ăn đêm.
  20. Xáo
    Nấu trộn lộn nhiều đồ ăn vào một món.
  21. Măng
    Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.

    Măng tre

    Măng tre

  22. Bồ đề
    Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).

    Cây bồ đề

    Cây bồ đề

  23. Chị của mẹ.
  24. Chi chi: nhiều việc chưa biết, khó hiểu. Chành: rành; chành chành: rành rành, sự rõ ràng. Kinh thi Việt Nam của Trương Tửu lại đề nghị dị bản khác là "Chu chu rành rành", nghĩa là "Nay bá cáo cho mọi người cùng biết".
  25. Cái đinh, ám chỉ súng đạn.
  26. Có nguồn cho rằng câu này chỉ đến sức mạnh vũ trang Tây phương mà tới cuối thế kỷ 18 người Việt ta mới biết, điển hình là sự kiện quân Pháp nổ súng vào cửa Đà Nẵng năm 1858. Nguồn khác lại cho câu này liên quan đến sự kiện ta nổ súng vào đồn Mang Cá năm 1885.
  27. Ám chỉ việc vua Lê Hiển Tông chết vào ngày Mậu Ngọ (ngày 17), tháng Ngọ (7), năm Bính Ngọ (1786), sau 47 năm trị vì. Nhà vua chết vào đúng lúc kinh đô Thăng Long bị quân Tây Sơn chiếm giữ. Có nguồn cho câu này chỉ sự kiện vua Tự Đức băng hà vào năm 1883 hay vua Hàm Nghi bị người Pháp đày sang Bắc Phi năm 1888.
  28. Ngụ đế
    Tạm giữ ngai vàng (chữ Hán).
  29. Có nguồn cho câu này ám chỉ ba vua trước đời Hàm Nghi: Dục Đức (làm vua ba ngày năm 1883), Hiệp Hòa (làm vua bốn tháng 1883), Kiến Phúc (tại vị 1883-1884) lần lượt lên ngôi và đều bị sát hại. Giả thiết khác cho rằng câu này chỉ tình trạng vào cuối thế kỷ 18, đầu 19, nước ta bị chia ba, miền Bắc dưới quyền vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), miền Trung là Thái Đức (Nguyễn Nhạc), và miền Nam dưới tay Gia Long (Nguyễn Ánh). Nguồn khác lại cho câu này chỉ ba màu trên cờ tam sắc của thực dân Pháp.
  30. Trên dưới đều do Tây cai trị. Có bản chép "Cấp kế thượng hải" (có nghĩa là viện binh từ biển tới), giải thích rằng câu này ám chỉ việc Hoàng tử Cảnh theo ông Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện năm 1789.
  31. Chỉ ba làng Thanh Lạng, Thanh Cốc và Tha Mặc, là nơi vua Hàm Nghi ẩn trốn khỏi sự truy lùng của người Pháp từ 1884 đến 1888.
  32. Chỉ sự kiện vua Hàm Nghi bị bắt năm 1888.
  33. Bài đồng dao này còn được giải nghĩa theo các quẻ trong kinh Dịch. Vì quy mô website có hạn, chúng tôi không thể dẫn ra đây, nhưng khuyến nghị bạn đọc thêm từ các nguồn khác nếu có hứng thú tìm hiểu Dịch học. Bạn có thể bắt đầu từ đây.
  34. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  35. Chầy
    Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
  36. Đồng Lẫm
    Một làng nay là thôn Đồng Lẫm, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, gồm hai xóm là Lẫm Hạ và Lẫm Thượng. Tại đây ngày 11, 12 tháng 2 âm lịch hằng năm có tổ chức rước sắc Đức Hưng Đạo Đại Vương, Thành Hoàng làng Đông Hải Đại Vương và Đức mẫu Quế Anh.

    Lễ rước sắc ở Đồng Lẫm

    Lễ rước sắc ở Đồng Lẫm

  37. Sông Đá
    Tên một dòng sông chảy qua thôn Dương Đá, nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  38. Thượng Kinh
    Chỉ kinh thành Thăng Long (Hà Nội xưa).
  39. Cam sành
    Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.

    Quả cam sành

    Quả cam sành

  40. Trường An
    Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

    Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.

  41. Hồ la
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồ la, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  42. Chùa Thầy
    Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.

    Phong cảnh chùa Thầy

    Phong cảnh chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

  43. Xứ Đoài
    Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.

    Tứ xứ

    Tứ xứ