Công anh chăn nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?
Toàn bộ nội dung
-
-
Ngồi buồn xe chỉ cột trâu
-
Anh kia con cái nhà ai
-
Chú kia nhổ mạ bên cồn
-
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèoDị bản
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em nằm bếp thò đuôi ra ngoài
-
Bên ngoài lồng lộng như gương
Bên ngoài lồng lộng như gương
Bên trong nát bấy như đường trâu đi -
Không ai có ngãi như anh
-
Trời quả báo, ăn cháo gãy răng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vú em nhu nhú chũm cau
-
Neo ghe vô dựa gốc bần
Dị bản
Sáng neo ghe dựa cây bần
Em thương nói vậy chớ biết mình gần hay không?
-
Lẻ đôi em chịu lẻ đôi
Lẻ đôi em chịu lẻ đôi
Hoa tàn em cũng đợi, bần trôi em cũng chờ -
Chiều chiều xuống bến ba lần
Dị bản
-
Phụ mẫu đánh anh quặt quà quặt quại
-
Làm thơ anh dán đọt bần
-
Không thương em hổng có cần
Dị bản
Thương không thương em hổng có cần
Trầm hương khó kiếm chớ ổi bần thiếu chi
-
Cảm thương ô đước, bời lời
-
Cây bần ơi hỡi cây bần
Cây bần ơi hỡi cây bần
Lá xanh bông trắng, lại gần không thơm -
Thân em như trái bần trôi
-
Muốn ăn mắm sặc bần chua
-
Bần gie đóm đậu sáng ngời
Chú thích
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Bợp xợp
- Tóc tai rối bù, dài ngắn không đều (khẩu ngữ).
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quả báo
- Một quan niệm theo thuyết nhân quả của Phật giáo, theo đó mọi việc làm ra (nhân) đều có trả giá (quả). Quả báo là báo ứng cho những việc xấu mà một người đã làm.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Xơ rơ
- Xơ xác, trơ trụi (phương ngữ miền Trung).
-
- Giao đu
- (Cành nhánh) gần nhau đến nỗi người ta có thể từ nhánh cây này đu sang cành cây gần bên.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đọt
- Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Đước
- Một loại cây rất thường gặp ở miền Tây Nam Bộ. Cây đước mọc thành rừng ở các vùng bờ biển bùn lầy, có bộ rễ rất lớn gồm một rễ cọc và rất nhiều rễ phụ đâm sâu xuống, giúp cây bám chặt lấy đất. Rừng đước ngập mặn có một vai trò rất lớn trong việc chống xói lở đất, giữ phù sa, cải tạo đất, đồng thời là môi trường sinh thái cho nhiều loài động vật nhỏ khác.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ô đước
- Một loại cây mọc theo mé sông, bờ suối các cánh rừng Nam Bộ. Cây không lớn lắm, đường kính thân cây độ 25-30 cm, lá lớn, mặt trên lá láng bóng. Vỏ cây ô đước thường được khai thác, phơi khô, tán ra thành bột để làm nhang.
-
- Bời lời
- Một loại cây được trồng để khai thác vỏ và gỗ, thường gặp ở cửa rừng và ven khe suối lớn. Vỏ bời lời được dùng làm thuốc, nguyên liệu keo dán sơn trong công nghiệp chế biến, làm nhang đốt; lá dùng làm thức ăn gia súc. Gỗ bời lời có màu nâu vàng, cứng không bị mối mọt, có thể sử dụng đóng đồ, làm nguyên liệu giấy...
-
- Sao
- Một loại cây thân gỗ lớn, cho gỗ cứng và quý, đồng thời thường được trồng để lấy bóng râm.
-
- Tấp
- Trôi dạt vào.
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Mùa nước nổi
- Tên gọi dân gian của mùa lũ từ tháng 7 âm lịch ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ. Vào mùa này, nước ở các sông ngòi kênh rạch dâng lên tràn bờ, nhiều khi ngập nhà cửa. Nước nổi gây ra nhiều khó khăn vất vả cho người dân, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều sản vật tự nhiên và bồi đắp phù sa cho vùng đất này.
-
- Gie
- (Nhánh cây) chìa ra.
-
- Đom đóm
- Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).