Cách nhau một giậu cúc tần
Em là hàng xóm rất gần nhà tôi
Lĩnh Bưởi đem bán chợ Nhồi
Tan buổi chợ ấy, tôi ngồi bên em
Miếng trầu cánh phượng đã têm
Trao em để đỏ xinh thêm môi người
Thế rồi cách trở xa xôi
Bên kia bờ giậu ai ngồi đợi tôi?
Toàn bộ nội dung
-
-
Phiên chợ Bưởi gặp cô mình
-
Có ai nước cũng bằng bờ
Có ai nước cũng bằng bờ
Không ai nước cũng cầm cơ mực này
Có ai nước cũng thế này
Không ai thì cũng như ngày có ai -
Có cô thời chợ cũng đông
Có cô thời chợ cũng đông
Không cô chợ cũng chẳng không hôm nào -
Có cô thì chợ cũng đông
Có cô thì chợ cũng đông
Cô đi lấy chồng thì chợ cũng qua
Có cô thì dượng cũng già
Vắng cô thì dượng cũng qua một thì -
Chàng lên non thiếp cũng lên non
Chàng lên non thiếp cũng lên non
Chàng lên trời vượt biển thiếp cũng bồng con theo chàng -
Chàng đề phú thiếp đề thơ
-
Chàng đi thiếp mới trồng hoa
-
Gọi đò chẳng thấy đò sang
Gọi đò chẳng thấy đò sang
Phải chăng bến cũ phũ phàng khách xưa -
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cả đường ra lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát quên sao trên trờiDị bản
-
Cơn lạnh còn có cơn nồng
Cơn lạnh còn có cơn nồng
Cơn đắp áo ngắn, cơn chung áo dài
Hay là chàng đã nghe ai
Áo ngắn chẳng đắp áo dài chẳng chung -
Cưới em mười chín con trâu
Cưới em mười chín con trâu
Mười hai con lợn thì dâu mới về
Dâu về dâu chẳng về không
Dâu thì đi trước ngựa hồng theo sau -
Thân em như tấm lụa điều
Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương -
Sông Cung uốn lượn cong cong
-
Chớ nghe thiên hạ nói chơi
-
Chàng khoe chàng lắm văn chương
-
Vườn rộng thời lắm tổ sâu
Vườn rộng thời lắm tổ sâu
Mẹ nào con nấy giống nhau rành rành -
Kể từ cất gánh đi buôn
-
Mấy lâu buôn bán nuôi ai
– Mấy lâu buôn bán nuôi ai
Mà áo em rách, mà vai em mòn?
– Mấy lâu buôn bán nuôi con
Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai -
Một nhà có bốn nàng dâu
Chú thích
-
- Cúc tần
- Cũng gọi là cây lức, một loại cây bụi mọc hoang, cũng được trồng làm hàng rào hoặc làm thuốc. Trong các bài thuốc dân gian, cây và lá cúc tần được dùng để chữa lao lực, chữa ho, đau đầu... Lá cây còn dùng để nấu một số món ăn và nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh.
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Yên Thái
- Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.
-
- Chợ Nhồi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Nhồi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Chợ Bưởi
- Ngôi chợ thuộc làng Bưởi, thuộc Thăng Long - Hà Nội. Chợ nằm ở Ngã ba Lạc Long Quân – Thụy Khê ngày nay, là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Bưởi như lĩnh của Yên Thái, Bái Ân, giấy của Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, dụng cụ sản xuất nông nghiệp của Xuân La, Xuân Đỉnh. Nơi đây cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây, con giống đến bán, nên người Pháp trước đây cũng gọi là chợ Làng Lợn.
Vào thời nhà Lý, khu vực này sử dụng làm pháp trường, tử tội bị chém đầu và vùi thây tại đây. Người ta đồn rằng, vào phiên chợ Bưởi cuối năm các hồn ma từ âm phủ hiện về trà trộn với người trần đi sắm hàng Tết, do đó phiên chợ này từng được gọi là phiên chợ Ma Phường.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Cài chữ sen
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cài chữ sen, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Con long
- Con rồng.
-
- Khúc Phụ
- Tên cũ của một làng, nay thuộc xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, được bao quanh bởi sông Cung.
-
- Răng chừ
- Bao giờ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Bình hương
- Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.
-
- Cót
- Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)