Hệ thống chú thích
-
- Thủy chung như nhất
- Trước sau như một (chữ Hán).
-
- Thụy Khê
- Tên một làng nay thuộc xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
-
- Thúy Kiều
- Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.
-
- Thụy Phương
- Tên một làng nay thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng có tên nôm là làng Trèm, cũng gọi là làng Chèm, nằm bên bờ sông Nhuệ.
-
- Thủy Tế
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thủy Tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thủy tề
- Chỗ nước sâu, nơi ở của vị thần sông biển (còn gọi là thần Thủy Tề).
-
- Thủy Triều
- Một làng ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với món đặc sản sò huyết. Sò huyết ở Thủy Triều được nhiều người biết đến bởi thịt ngọt, lành có một không hai.
-
- Thủy Triều
- Tên một con sông chảy qua huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Thủy Tú
- Tên một ngôi làng thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng hiện nay.
-
- Thuyền bá
- Thuyền nhỏ làm bằng gỗ cây bá (cây bách), trong văn chương thường để chỉ người phụ nữ thủ tiết thờ chồng.
-
- Thuyền bồng
- Loại thuyền mình bầu, mũi bằng, đuôi cao và có mui.
-
- Thuyền bồng
- Loại thuyền mình bầu, mũi bằng, đuôi cao và có mui.
-
- Thuyền chài
- Loại thuyền đánh cá nhỏ của người dân chài.
-
- Thuyên dù
- Dù (hay dủ): Khá, lành mạnh (gốc từ cách phát âm của chữ Hán dũ 愈). Thuyên dù: Thuyên giảm nhiều, đỡ nhiều.
-
- Thuyền giã
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thuyền giã, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thuyền hai
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thuyền hai, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thuyền không
- Thuyền trống, không có người.
-
- Thuyền loan
- Có hai cách giải thích:
1. Thuyền có chiếc buồm như cánh chim loan (cũng gọi là buồm cánh dơi). Người xưa đi thuyền dùng thứ buồm này.
2. Đọc trại từ thuyền lan, dịch nghĩa của chữ “lan chu.” Ngày xưa Lỗ Bang (người nước Lỗ thời Xuân Thu) lấy gỗ mộc lan làm thuyền, thường hai đầu nhỏ, giữa to, giống chiếc lá cây lan. Trong văn chương hễ nói đến thuyền thì người ta đệm thêm chữ lan thành thuyền lan (hoặc thuyền loan) cho đẹp lời.
-
- Thuyền mành
- Thuyền có buồm trông giống cái mành.