Hệ thống chú thích

  1. Thành Thái
    (14/3/1879 – 24/3/1954) Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Lên ngôi khi mới mười tuổi, ông sớm bộc lộ tinh thần dân tộc và chủ trương đánh Pháp. Nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, đến tháng 5 năm 1945 mới được cho về Việt Nam. Ông sống tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) đến năm 1954 thì mất.

    Vua Thành Thái

    Vua Thành Thái

  2. Thanh Thủy
    Một xã thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
  3. Thanh trà
    Một loại cây ăn quả nhiệt đới được trồng khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Quả thanh trà có vị ngọt hoặc chua tùy theo loại, nhưng đều có hột to, vỏ màu vàng ruộm, mùi thơm thanh thanh như xoài. Cần phân biệt thanh trà Nam Bộ với thanh trà xứ Huế.

    Thanh trà miền Nam

    Thanh trà miền Nam

  4. Thanh trà
    Loài cây ăn trái thuộc họ Bưởi, quả có múi trong, hơi vàng, vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng, ăn nhiều không có hậu đắng trong cổ họng như một số loại bưởi khác. Thanh trà còn được trộn với khô mực làm món gỏi thanh trà. Thanh trà làng Nguyệt Biều (Huế) rất nổi tiếng, xưa được dùng để tiến vua.

    Quả thanh trà

    Quả thanh trà

  5. Thanh Trì
    Một địa danh trước đây thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, đến năm 1961 được sát nhập và Hà Nội. Lần lượt vào năm 2001 và 2003, một phần của Thanh Trì được cắt ra để thành lập quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai. Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, với nhiều ao, hồ, đầm. Tên cổ của huyện là Thanh Đàm có nghĩa là "đầm xanh," chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện, đến thế kỉ 16 do kị húy vua Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm) nên đổi thành Thanh Trì (ao xanh). Tại đây có món đặc sản rất nổi tiếng là bánh cuốn Thanh Trì.
  6. Thánh tri
    Thánh biết.
  7. Thạnh trị
    Thịnh trị (phương ngữ Nam Bộ).
  8. Thanh trục
    Trong nghề nông, trục là công cụ để cán đất ruộng cho nhuyễn. Trục gồm có ống trục (ống dài đẽo 5 khía, hai đầu được giữ chặt bởi hai tai trục) gắn vào thanh gỗ nằm ngang gọi là thanh trục. Trên thanh trục có gắn bàn ngồi cho người điều khiển trâu bò đứng hoặc ngồi trên thanh trục.

    Chú bé ngồi trên thanh trục

    Chú bé ngồi trên thanh trục

  9. Thanh Tước
    Tên một ngọn núi cao 59m, thuộc địa phận xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đây là nơi quận Hẻo Nguyễn Danh Phương lập tiền đồn chống chúa Trịnh.

    Núi Thanh Tước

    Núi Thanh Tước

  10. Thành Vạn An
    Một ngôi thành cổ, nay vẫn còn dấu tích nằm trên núi Đụn thuộc thị trấn Sa Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 722, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường, đã xây dựng thành Vạn An làm đại bản doanh. Từ đây ông đã chỉ huy nghĩa quân đánh tan quân nhà Đường ở Hoan Châu rồi tiến quân ra Bắc đánh chiếm thành Tống Bình giải phóng đất nước.
  11. Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu
    Thành tỉnh Thanh Hóa không có cửa tiền và thành tỉnh Nghệ An (thành Vinh) không có cửa hậu. Thật ra hai thành này vẫn có đầy đủ các cửa, nhưng cửa tiền của thành Thanh Hóa và cửa hậu của thành Nghệ An luôn đóng kín.
  12. Thanh Xuân
    Địa danh nay là quận Thanh Xuân, cửa ngõ phía Tây của Hà Nội.
  13. Thanh xuân bất tái
    Tuổi xanh không quay trở lại (chữ Hán).
  14. Thanh yên
    Còn gọi là chanh yên, là một loại cây họ chanh. Quả ra vào tháng 6, khá to, màu vàng chanh khi chín, vỏ sần sùi, dày, mùi dịu và thơm; cùi trắng, dịu, nạc, tạo thành phần chính của quả; thịt quả ít, màu trắng và hơi chua.

    Quả thanh yên

    Quả thanh yên

  15. Thao
    Loại vải có sợ thô và to, mặt vải còn chưa sạch gút (mối vải).
  16. Thảo
    Viết ra.
  17. Thảo lư
    Lều cỏ, lều tranh. Còn nói thảo đường, thảo xá.

    Thấy nhau mừng rỡ trăm bề,
    Dọn thuyền mới rước nàng về thảo lư

    (Truyện Kiều)

  18. Thảo mãng
    Cỏ hoang (từ Hán Việt).
  19. Thảo ngay
    Ngay thẳng thảo thuận, có hiếu với cha mẹ.
  20. Thập ác
    Tên gọi khác của thập giá (thánh giá), biểu tượng của Kitô giáo, nhưng mang ý miệt thị.

    Chúa Jesus bị đóng đinh câu rút trên thập giá

    Chúa Jesus bị đóng đinh câu rút trên thập giá