Hệ thống chú thích

  1. Mấy
    Với (phương ngữ Bắc trung Bộ).
  2. Máy
    Nháy (mắt).
  3. Máy gân
    Đường gân rung khẽ, co giật nhẹ ngoài ý thức (thường do trạng thái kích động, hưng phấn).
  4. Mấy nao
    Bao nhiêu.
  5. Mày ngài
    Đôi lông mày thanh tú, dài và cong như râu con ngài (bướm). Hình ảnh mày ngài cũng được dùng để chỉ người con gái đẹp.
  6. May ô
    Áo thun ba lỗ (một lỗ chui đầu và hai lỗ ống tay). Từ này có gốc từ tiếng Pháp maillot.
  7. May váy phòng khi cả dạ
    Khi may váy nên may rộng rãi để phòng lúc có mang (cả dạ) mặc vẫn vừa. Nghĩa rộng: Làm việc gì cũng nên có tính toán trước các tình huống.
  8. Me
    Con bê (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
  9. Mệ
    Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Mế
    Con bê (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Me
    Mẹ (từ địa phương).
  12. Thanh tre, nứa hoặc gỗ nhỏ và dại được đặt dọc trên mái nhà để đỡ và buộc những tấm lợp hoặc ngói bên trên.

    Rui mè

    Rui mè

  13. Mẻ
    Một loại gia vị truyền thống rất quen thuộc của miền Bắc, làm từ cơm nguội lên men, có vị chua và mùi thơm đặc trưng, được dùng để tạo vị chua cho các món ăn thông dụng như bún riêu, giả cầy, thịt kho...

    Cơm mẻ

    Cơm mẻ

  14. Me
    Từ tiếng Pháp mère, nghĩa gốc là "mẹ," ở ta được dùng để chỉ những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Tây, nhất là vào thời Pháp thuộc. Cách gọi này có ý dè bỉu.
  15. Đồ đan bằng tre nứa thường có vành tròn và đã hỏng cạp.
  16. Mễ
    Gạo (từ Hán Việt).
  17. Mẹ con họ Võ
    Vợ và con gái của Võ công, tức mụ Quỳnh Trang và Thể Loan, hai nhân vật trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Mẹ con nhà này ăn ở hai lòng, cuối truyện bị hổ bắt đem nhốt trong hang Thương Tòng (chính là cái hang mà nhà Võ Công lừa nhốt Vân Tiên vào trước đây).

    Trở về chưa kịp tới nhà,
    Thấy hai con cọp nhảy ra đón đàng
    Thảy đều bắt mẹ con nàng,
    Đem vào lại bỏ trong hang Thương Tòng
    Bốn bề đá lấp bịt bùng,
    Mẹ con than khóc khôn trông ra rồi
    Trời kia quả báo mấy hồi,
    Tiếc công son điểm phấn dồi bấy lâu!

  18. Me đất
    Còn gọi là chua me hoặc chua me đất, một loại cây thân thảo, mọc bò sát đất, hoa vàng hoặc tím. Lá me đất ăn được, vị hơi chua, có thể dùng để luộc, nấu canh ăn, nấu lấy nước uống. Cây và lá còn được dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Me đất

    Me đất

  19. Mẻ đèn
    Đồ dùng có dạng như chiếc đĩa đáy sâu, to bằng chiếc nón, có quai treo lên bốn cột sân khấu, trong đựng dầu phộng hoặc dầu dừa để đốt chiếu sáng trong những buổi hát bội ngày trước. Người chuyên trông coi mẻ đèn cũng gọi là mẻ đèn.
  20. Mẻ kho
    Mảnh vỡ của nồi đất, có thể tận dụng để kho cá.