Hệ thống chú thích

  1. Láo thiên
    Tương tự "láo địa", cùng nghĩa là nói tào lao, nói dóc trên trời dưới đất
  2. Lập đông
    Nghĩa đen là "bắt đầu mùa đông," một trong 24 tiết khí của của các lịch cổ đại tại Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 11 dương lịch và kết thúc vào khoàng ngày 22 hay 23 tháng 11 dương lịch. Tiết khí đứng ngay trước Lập đông là Sương giáng và tiết khí kế tiếp sau là Tiểu tuyết.
  3. Lập hành
    Ngay lập tức (chữ Hán).
  4. Lập lường
    Quyết tâm, rắp tâm.
  5. Lập nghiêm
    Làm ra vẻ nghiêm nghị, đứng đắn.
  6. Lập tâm thành chí
    Quyết tâm để đạt được chí hướng, ước nguyện.
  7. Lập thân
    Tu dưỡng, học tập cho nên người có tài có đức.
  8. Lấp Vò
    Tên cũ là Thạnh Hưng, một huyện phía Nam thuộc tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa sông Tiềnsông Hậu. Huyện có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, và là vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy cũng như đường bộ.

    Kênh xáng Lấp Vò

    Kênh xáng Lấp Vò

  9. Lạp xưởng
    Một món ăn làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Tên gọi “lạp xưởng” bắt nguồn từ cách đọc 臘腸 (lạp trường, nghĩa là ruột ướp) theo giọng Quảng Đông.

    Lạp xưởng

    Lạp xưởng

  10. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  11. Lạt
    Nhạt (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Lặt
    Nhặt (phương ngữ).
  13. Lất lơ
    Lơ lửng (cũng nói là lất lơ lất lửng).
  14. Lau
    Loại cây họ sậy, thân ống xốp, mọc nhiều ở các vùng đồi núi. Lau có lau có màu xám bạc, mọc nhiều thành thảm rất đặc trưng, nên cũng thường gọi là cây bông lau. Hoa lau có thể được thu hoạch để làm gối, đệm.

    Lau

    Lau

  15. Lậu
    Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
  16. Lậu
    Tên một loại bệnh thường lây lan qua đường quan hệ tình dục.
  17. Lau chau
    Hối hả, vội vã.
  18. Lầu hồng
    Nơi ở của phụ nữ quyền quý thời xưa (từ cũ).

    Thiếp danh đưa đến lầu hồng
    Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa

    (Truyện Kiều)

  19. Lâu la
    Từ chữ Hán 嘍囉, chỉ quân lính, tay chân của giặc cướp.
  20. Làu làu
    Hoàn toàn, trọn vẹn. Còn nói làu lảu.