Hệ thống chú thích
-
- Gành Bà
- Một gành đá nằm ở phía bắc vịnh Xuân Đài, dọc theo bán đảo Xuân Thịnh, tỉnh Phú Yên.
Hòn Chùa nhìn từ Gành Bà
-
- Gành Cả
- Tên một làng biển nay thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Gành Đen
- Mội ghềnh đá thuộc vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên.
-
- Gành Đỏ
- Một địa danh nay thuộc thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, vừa là tên ngọn đèo, vừa là một vịnh biển. Tại đây có đặc sản nước mắm Gành Đỏ nổi tiếng cả nước.
-
- Gành Hàu
- Địa danh nay thuộc thôn Tân Hòa, xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Phía ngoài Gành Hàu là cù lao Mái Nhà.
-
- Gành Móm
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Gành Móm, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Gành Rồng
- Tên một mũi đá nằm trong vịnh Vân Phong, thuộc Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
-
- Gành Son
- Một vịnh biển nay thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Có tên như vậy vì ở đây có ghềnh đá màu đỏ như son. Gành Son hiện là một thắng cảnh du lịch có tiếng của Bình Thuận.
-
- Gành Thông
- Một ghềnh đá nằm cạnh đảo Hòn Một, gần thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
-
- Gành Trọc
- Tên một ghềnh đá thuộc thôn Châu Me, xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đi từ Bắc xuống Nam, đây là một gành đá cuối cùng của tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 60 km về phía nam.
-
- Gành Tướng
- Một doi đất nhô ra biển phía ngoài vũng La, thuộc xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Tương truyền nơi đây từng có hai ông tiên hạ xuống đánh cờ. Ngày nay, trên mỏm đá Gành Tướng vẫn còn in dấu bàn cờ, mặc dù thời gian, mưa nắng, sóng biển đánh vào đã làm cho phiến đá mòn đi khá nhiều.
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Gạo hom
- Một loại gạo đặc sản của tỉnh Thái Bình. Cây lúa hom thân dài, ưa những chân ruộng trũng. Hạt lúa hom bầu như hạt nếp cái hoa vàng, đuôi hạt thóc có râu. Cơm nấu bằng gạo hom vừa thơm, vừa dẻo vừa đậm đà.
-
- Gạo kho
- Gạo trong kho của nhà vua. Người làm quan thời xưa, ngoài lương tiền còn được cấp một lượng gạo nhất định tùy theo cấp bậc.
-
- Gạo lức
- Cũng viết hoặc gọi là gạo lứt, gạo lật hoặc gạo rằn, loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo.
-
- Gạo ngữ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Gạo ngữ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Gáo vàng
- Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.