Hệ thống chú thích

  1. Đền Cả Du Đồng
    Cũng gọi là đền Cả Tổng Du Đồng hoặc Tự Đồng, thuộc địa phận thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trước đây thuộc thôn Vĩnh, tổng Du Đồng, phủ Đức Thọ. Đền thờ ông Bùi Thúc Ngật, có công khai phá chiêu dân lập nên xóm làng của Tổng Du Đồng thời nhà Lê.

    Đền Cả Du Đồng

    Đền Cả Du Đồng

  2. Đèn chai
    Chai là mủ (nhựa) của cây chò, một loại cây lớn, mọc ở các vùng rừng núi. Ngày trước nhân dân ta dùng chai làm đèn để thắp sáng, gọi là đèn chai. Để làm đèn chai, người ta giã cục chai đã đông cứng thành bột, sàng dừng cho mịn, trộn thêm trấu, đổ xuống đất thành đốt rồi đốt cho khối chai này chảy dẻo ra, sau đó dùng đũa bếp và bàn lăn, xúc lên thành từng lọn hình trụ dài khoảng 2 tấc (20cm), lớn bằng cổ tay, lăn xong thả vào thay nước cho nguội và cứng đèn.
  3. Đèn Châu Đốc
    Thời Pháp thuộc, Châu Đốc lần lượt là tên của một "hạt tham biện," rồi là một tỉnh lấy thị xã Châu Đốc ngày nay làm tỉnh lỵ. Trước mặt thị xã Châu Đốc là sông Hậu, vốn là tuyến đường thủy quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long. Do sông rất rộng và có nhiều cồn nhỏ ở giữa sông, người Pháp đã đặt một ngọn đèn cao (chưa rõ ở địa điểm nào) nhằm làm mốc cho thuyền bè qua lại.
  4. Đèn dầu
    Đèn đốt bằng dầu hỏa, gồm một bầu đựng dầu bằng thủy tinh hoặc kim loại, một sợi bấc (tim đèn) để hút dầu, và hệ thống núm vặn. Đèn dầu còn được gọi là đèn Hoa Kỳ (Huê Kỳ), mà theo tác giả Nguyễn Dư thì tên này bắt nguồn từ tên cửa hiệu Hoa Kỳ phố Jules Ferry (Hàng Trống ngày nay) chuyên làm đồ khảm xà cừ và bán đèn sắt tây. Hiện nay đèn dầu vẫn còn được thấy ở các vùng quê nghèo.

    Đèn dầu

    Đèn dầu

  5. Đèn đất
    Loại đèn của thợ mỏ ngày trước, được thắp sáng bằng phản ứng hóa học giữa đất đèn (acétylen) và nước.

    Đèn đất

    Đèn đất

  6. Đèn kéo quân
    Còn gọi là đèn cù, là một loại đồ chơi bằng giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngày xưa phổ biến trong nhiều dịp lễ tết, nay chỉ còn xuất hiện trong dịp Tết Trung Thu. Đèn có đặc điểm khi thắp nến thì những hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện ra trên mặt đèn và xoay vòng theo một chiều liên tục không dừng lại.

    Đèn kéo quân

    Đèn kéo quân

  7. Đèn lưu ly
    Một loại đèn của Phật giáo, thường thấy trong các đình chùa, có dạng một đóa hoa sen.

    Đèn lưu ly

    Đèn lưu ly

  8. Đèn măng-sông
    Phiên âm từ tiếng Pháp manchon, một loại đèn được thắp bằng xăng hay dầu hỏa. Đèn rất sáng, nên trước đây thường được thắp ở chợ, thành phố, các khu dân cư đông đúc. Hiện nay đèn vẫn được các ngư dân dùng khi đi câu cá, câu mực về đêm.

    Đèn măng-sông

    Đèn măng-sông

  9. Đền Ngọc Sơn
    Một ngôi đền nằm trên đảo Ngọc, nay thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đền có từ trước thời Lý, được xây mới và tu sửa nhiều lần, có nhiều tên gọi khác nhau như đền Ngọc Tượng, chùa Ngọc Sơn... đến thế kỉ XIX được xây mới và đổi tên thành đền Ngọc Sơn. Đền hiện nay do Nguyễn Văn Siêu tu sửa năm 1865, đắp thêm đất và kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc cầu Thê Húc.

    Đền Ngọc Sơn hồi đầu thế kỉ XX

    Đền Ngọc Sơn hồi đầu thế kỉ XX

  10. Đèn ông Chánh
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đèn ông Chánh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  11. Đền Quán Thánh
    Một ngôi đền nằm bên cạnh hồ Tây, trấn giữ phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa. Đền được xây dựng vào thời Lý Thái Tổ, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, nên cũng gọi là đền Trấn Vũ hoặc đền Trấn Võ.

    Đền Quán Thánh

    Đền Quán Thánh

  12. Đền Sầm Nghi Đống
    Còn gọi là đền Sầm Công, ngôi đền được người Hoa Kiều dựng lên để thờ Sầm Nghi Đống, viên tướng nhà Thanh tự vẫn trong trận Ngọc Hồi-Đống Đa. Đền được xây dựng tại ngõ Sầm Công, nay là phố Đào Duy Từ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi qua đây đã có bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống rằng:

    Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
    Kìa đền Thái thú đứng cheo leo
    Ví đây đổi phận làm trai được
    Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

    Đền hiện nay không còn nữa.

  13. Đền Sòng Sơn
    Gọi tắt là đền Sòng, một ngôi đền xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống, Thanh Hoá, nay thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh - một trong Tứ bất tử của người Việt. Lễ hội Đền Sòng thường diễn ra từ ngày mùng 10 đến 26 tháng 2 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 25 là chính hội, đó là ngày Thánh Mẫu hạ giới. Vào ngày 15 tháng 3 hàng năm tại đền lại diễn ra lễ hội tưởng nhớ bà Chúa Liễu Hạnh, có nhiều du khách thập phương tham dự.
  14. Đèn tọa đăng
    Đèn dầu để bàn cũ.

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

  15. Đèn xanh, quyển vàng
    Ngọn đèn màu xanh, sách bìa vàng. Đây là hình ảnh hoán dụ chỉ sự học hành ngày trước.

    Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng
    Bốn con làm lính, bố làm quan

    (Quan tại gia - Tú Xương)

  16. Đểnh đoảng
    Nhạt nhẽo, vô vị (cũng có nghĩa như "đoảng").
  17. Đèo
    Nhỏ, èo uột (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Khổ qua đèo

    Khổ qua đèo

  18. Đèo bòng
    Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
  19. Đèo Cả
    Một cái đèo thuộc dãy núi Đại Lãnh, ngăn giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Đèo có nhiều vòng cua nguy hiểm, một bên là tảng đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Trước kia, khu vực này là một nơi sản xuất trầm hươngkỳ nam nổi tiếng. Nay vẫn còn nhiều cây quý mọc tại đây như cẩm, thị, sao, chò, dầu, kiền kiền, và đát.

    Đèo Cả cùng với Vũng Rô tạo thành một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng cả nước.

    Đèo Cả

    Đèo Cả

  20. Đèo Giàng
    Một con đèo nay nằm trên quốc lộ 3, nối hai huyện Bạch Thông và huyện Ngân Sơn của tỉnh Bắc Kạn.

    Đèo Giàng

    Đèo Giàng