Chi tiết chú thích "Đông Kinh nghĩa thục"
Đông Kinh nghĩa thục
-
- Đông Kinh nghĩa thục
- Phong trào cải cách xã hội thông qua giáo dục vào đầu thế kỷ 20 ở nước ta. Được khơi mào từ phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục đi theo hướng mở mang dân trí theo lối mới, thúc đẩy việc dùng chữ quốc ngữ, du nhập và truyền bá các tư tưởng mới thông qua các lớp học miễn phí (Đông Kinh là tên cũ của Hà Nội thời Hậu Lê, còn nghĩa thục nghĩa là trường học miễn phí), các hoạt động giáo dục, báo chí, tuyên truyền, cổ động, tổ chức các buổi diễn thuyết.
Trường Đông Kinh nghĩa thục đầu tiên được mở vào tháng 3 năm 1907 tại phố Hàng Đào, Hà Nội, do Lương Văn Can làm hiệu trưởng và Nguyễn Quyền làm giám học. Ban đầu, trường được cho phép hoạt động hợp pháp nhưng về sau, nhận thấy đây có thể là mối nguy đối với chế độ thuộc địa, thực dân Pháp đã giải tán trường vào tháng 11 năm 1907.
Những nội dung có dùng chú thích này:
Bình luận