Chi tiết chú thích "Phong trào Duy tân"

Phong trào Duy tân

  1. Phong trào Duy tân
    Cuộc vận động cải cách công khai ở miền Trung Việt Nam, kéo dài từ 1906 đến 1908 do Phan Chu Trinh phát động.

    Phong trào Duy tân (duy tân: theo cái mới) chủ trương bất bạo động, mở mang dân trí, đổi mới giáo dục, văn hóa và kinh tế để tạo nên thế tự lực tự cường cho người Việt - lúc bấy giờ ở dưới nền thống trị thuộc địa của Pháp. Phong trào mang khẩu hiệu: "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".

    Cùng thời và cùng theo tư tưởng cải cách còn có Duy tân hội (1904-1912) của Phan Bội Châu, do hoạt động bí mật nên được gọi là Ám xã (Hội trong bóng tối). Phong trào Duy tân hoạt động công khai, được gọi là Minh xã (Hội ngoài ánh sáng).

    Một trong những đỉnh cao của phong trào Duy tân là Đông Kinh nghĩa thục (3/1907 - 11/1907).

    Phan Châu Trinh

    Phan Châu Trinh

    Những nội dung có dùng chú thích này:

    Vè Đông Kinh

Bình luận

Đóng góp phiên bản tốt hơn

Nếu chú thích này chưa hoàn chỉnh hoặc có sai sót, bạn hãy dành chút thời gian đóng góp cho Ca dao Mẹ một phiên bản tốt hơn. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.

Nếu có thể được, bạn hãy cho Ca dao Mẹ biết nguồn của chú thích (tựa sách, tác giả, địa chỉ trang web, kinh nghiệm cá nhân...).
Nếu bạn có file hình ảnh để minh họa cho chú thích này, hãy gửi cho Ca dao Mẹ. Bạn có thể gửi cùng lúc tối đa 5 hình, dung lượng mỗi hình không vượt quá 5MB.