Chi tiết chú thích

  1. Theo nhà văn Phạm Viết Đào thì "Câu ca dao trên xuất hiện trong thời gian nhà Hồ đang dời đô vào Thanh Hóa, mô tả một chuyện tình bi đát của một căp vợ chồng trẻ. Người chồng là một vị tướng của nhà Hồ, dĩ nhiên là phải theo vua (Hồ Hán Thương) vào Tây Đô. Người vợ thuộc dòng quí tộc, còn quyến luyến với Thăng Long, không muốn rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình cho nên không muốn cùng đi với chồng; hẹn với chồng là mình sẽ vào Tây Đô sau. Khi gần tới Tây Đô, người chồng linh cảm có chuyện không lành ở nhà, chàng bèn quay đầu ngựa, phóng về nhà. Khi vào trong nhà thì chàng thấy mọi người đều tỏ vẻ hoảng hốt. Cô em họ của vợ vội chạy ra bảo chàng cùng đi với mình để tìm chị mình (người vợ của vị tướng). Khi ra tới bờ Hồ Tây, chàng trai chỉ thấy một đôi hài và một tờ giấy đặt trên cái lá sen. Tờ giấy ghi vỏn vẹn có hai câu thơ:

    Chàng về Hồ, thiếp cũng về Hồ.
    Chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây.

    Đọc xong, chàng biết rằng vợ mình đã nhảy xuống hồ tự tử."

    Những nội dung có dùng chú thích này:

    Chàng về Hồ, thiếp cũng về Hồ

Bình luận

Đóng góp phiên bản tốt hơn

Nếu chú thích này chưa hoàn chỉnh hoặc có sai sót, bạn hãy dành chút thời gian đóng góp cho Ca dao Mẹ một phiên bản tốt hơn. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.

Nếu có thể được, bạn hãy cho Ca dao Mẹ biết nguồn của chú thích (tựa sách, tác giả, địa chỉ trang web, kinh nghiệm cá nhân...).
Nếu bạn có file hình ảnh để minh họa cho chú thích này, hãy gửi cho Ca dao Mẹ. Bạn có thể gửi cùng lúc tối đa 5 hình, dung lượng mỗi hình không vượt quá 5MB.