Nước chảy quyên quyên
Chiếc thuyền em bơi ngược
Gắng gượng mái chèo em cất bước theo anh
Nước chảy quyên quyên
Dị bản
Nước chảy quyên quyên
Chiếc thuyền em đi ngược
Gắng gượng mái chèo em lần lượt theo anh
Nước chảy quyên quyên
Chiếc thuyền em đi ngược
Gắng gượng mái chèo em lần lượt theo anh
Hai con sông nước mênh mông
Nhà em sông Hậu nhà anh sông Tiền
Cách nhau một dải đất liền
Hai con sông nước chảy riêng hai dòng
Ta cùng uống nước Cửu Long
Nước sông càng ngọt lúa đồng càng xanh
Dù em cách trở xa anh
Cách trăm quả núi cách nghìn con sông
Chúng ta một dạ một lòng
Mối thù đế quốc ta đồng chung lo
Cùng nhau xây dựng cơ đồ
Nước nhà hết giặc bấy giờ mới yên
Vợ chồng người ta sao đủ đôi đủ bạn
Vợ chồng mình như con nhạn kêu sương
Ý ai thì mặc ý ai
Cửa trong không khóa, cửa ngoài không then
Thằn lằn chắc lưỡi giao canh
Chỉ thương em bậu âm thầm nhớ ai
Trời mưa nhà thiếc kêu boong
Cha mẹ đâu dứt nghĩa con cho đành
Trời chuyển mưa, ba bốn đám sụt sùi
Nhái bầu kêu, trống chùa đánh, dạ em ngùi ngùi nhớ anh
Vác gươm định đánh phá bờ thành
Thành hư gươm gãy em mới đành xa anh
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương
(Truyện Kiều)
Tiếng gù của chim vịt trống gồm một chuỗi âm vực tăng dần từ thấp đến cao rồi lại giảm dần xuống thấp với khoảng 11-12 âm vực khác nhau, nghe rất thê lương, buồn bã.
Cho hay là thói hữu tình
Đố ai dứt mối tơ mành cho xong
(Truyện Kiều)