Khen cho chàng đã to gan
Thuyền không có lái lo toan vượt vời
– Thuyền anh đã cạn lại đầy
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Cái sao Đẩu đổi về bên Bắc
-
Trời mưa mát đất cá lóc lên đồng
Dị bản
Trời mưa nóng đất, cá cất lên đồng
Thuở xuân xanh không gặp, để có chồng gặp anh
Em ở nhà nền đúc đá xanh,
Lên xe xuống ngựa, chớ quên anh là chồng.
-
Không thương nhau nữa thì thôi
-
Chẻ tre đan cái dừng dày
-
Chàng đừng có lóng trong gạn đục
-
Chẳng qua là gió đưa duyên
Chẳng qua là gió đưa duyên
Nào ai cướp giựt vợ hiền của ai -
Chàng về, thiếp cũng xin theo
Chàng về, thiếp cũng xin theo,
Mẹ chàng đóng cửa, thiếp leo cột nhà. -
Con thương một ngả
Con thương một ngả
Cha mẹ gả một nơi
Cực lòng đây lắm đó ơi
Thay chồng, đổi vợ, khổ đời đôi ta. -
Con thú bốn chân, anh gọi con mèo thì phải
-
Khen ai chống chiếc thuyền dò
Khen ai chống chiếc thuyền dò
Đi chưa tới bến đã miệng hò, chân quay?
– Tưởng bến sạch, nước trong nên anh ghé thuyền vào
Không ngờ rong rêu lộn lạo, anh nhổ sào xin lui -
Khen ai chỉ nẻo đưa đường
Khen ai chỉ nẻo đưa đường
Khen ai mối lái đưa chàng tới đây -
Khát nước cầm gáo mà trông
-
Ăn cơm có cá với canh
Ăn cơm có cá với canh
Ăn vô mát bụng như anh gặp nàng.Dị bản
Bữa ăn có cá cùng canh,
Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng.
-
Đêm khuya ngồi tựa khoang bồng
-
Anh cầm chài anh vãi năm bảy con cá lòng tong
-
Anh ơi, nơm cá xong chưa
-
Anh đừng thấy đăng mà phụ đó
-
Em như hoa nở trên cành
Em như hoa nở trên cành
Anh như con bướm lượn vành khát khaoDị bản
-
Em không tham chi anh bồ lúa quan tiền
Chú thích
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Bắc Đẩu
- Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Đấy
- Đái (phương ngữ).
-
- Xáng
- Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
-
- Lắng
- Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
-
- Giao tình
- Kết bạn, gắn bó với nhau (từ cũ, nay ít dùng).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mèo
- Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Mông
- Mịt mù (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Thuyền bồng
- Loại thuyền mình bầu, mũi bằng, đuôi cao và có mui.
-
- Chạnh lòng
- Do cảm xúc mà thấy gợi lên trong lòng một tình cảm, ý nghĩ nào đó, thường là buồn.
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Lòng tong
- Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Thiên kim
- Ngàn vàng (từ Hán Việt).
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.