Mình em như cây thầu đâu
Ngoài tươi, trong héo, giữa sầu tương tư.
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Ra về lòng lại dặn lòng
-
Gặp anh em nở nụ cười
Gặp anh em nở nụ cười
Vắng anh, em lại giọt vơi giọt đầy. -
Đôi ta như lúa đòng đòng
-
Cây cao mấy trượng cũng trèo
-
Muốn sang nhưng lại vắng thuyền
-
Thương em vô giá quá chừng
Thương em vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay
Nhác trông thấy bóng em đây
Ăn chín lạng hạt ớt ngọt ngay như đường -
Chăn kia nửa đắp nửa hờ
Chăn kia nửa đắp nửa hờ
Gối kia nửa đợi nửa chờ duyên em.Dị bản
-
Lòng em đã quyết thì thành
Lòng em đã quyết thì thành
Đã cấy thì gặt với anh một mùa. -
Sự đời nước mắt soi gương
Sự đời nước mắt soi gương
Càng yêu nhau lắm càng thương nhớ nhiều. -
Trèo lên cây gạo cao cao
-
Phòng loan trải chiếu rộng thình
Dị bản
-
Trèo lên quán dốc cây đa
Trèo lên quán dốc cây đa
Gặp chị bán rượu là đà say sưa. -
Trèo lên cây ổi Hội An
-
Thương em nên mới đi đêm
-
Trăng lên khỏi núi sáng ngời
-
Tôi xa mình hổng chết cũng đau
Tôi xa mình hổng chết cũng đau
Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền -
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn
Người bao nhiêu tuổi hãy còn đương xinh
Tai nghe lời nói hữu tình
Chim lồng khôn lẽ cất mình lên cao. -
Thấy anh em cũng muốn theo
-
Sông sâu biết bắc mấy cầu
Sông sâu biết bắc mấy cầu
Khi thương thì anh thương vội
Khi sầu anh để lại cho em
Chú thích
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Khi hát bài chòi, chữ "bòng" bài ca dao này được hát thành "bồng" (con Bát Bồng).
-
- Đòng
- Bông lúa non, sẽ phát triển thành hoa rồi thành hạt lúa. Lúa trổ đòng (hoặc lúa đòng đòng) là lúa đã bắt đầu ra bông, hứa hẹn vụ mùa bội thu.
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Dặm
- Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m (tùy theo nguồn).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Gai
- Cũng gọi là cây lá gai, một loại cây thường mọc hoang hoặc được trồng quanh nhà, có lá dày hình trái tim, mặt hơi sần. Lá gai thường dùng để làm bánh ít, bánh gai hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Cẩm lai
- Một loại cây cao, tán rộng, cho gỗ rất cứng. Gỗ cẩm lai là một loại gỗ quý, được khai thác để làm nhà cửa, bàn ghế, đồ thủ công mĩ nghệ...
-
- Rộng thình
- Rộng quá mức cần thiết, thường có hàm ý chê (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Lộc
- Chồi lá non của cây. Vì chữ này đồng âm với "lộc" trong "phước lộc," "tài lộc," nghĩa là những điều tốt lành do trời ban cho, nên ở nước ta có phong tục hái lộc đầu năm để cầu may mắn, hạnh phúc cả năm.
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Si
- Một loại cây gỗ lớn, tán rộng, cành lá xanh tốt, có rất nhiều rễ phụ. Lá cây si có thể dùng làm thuốc, quả ăn được nhưng rất chát. Cũng có những loại si nhỏ được trồng làm cây cảnh.