Anh thương em phải thương cho trót
Anh đừng bỏ sót cái nghĩa chung tình
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Anh thương em, nói thiệt em nhờ
Anh thương em, nói thiệt em nhờ
Anh đừng nói gạt, em chờ hết duyên -
Anh thương em lững đững lờ đờ
-
Anh thấy em xấu dạng hữu tài
-
Anh than với em rằng phận anh nghèo
-
Nếu anh ác gian đem dạ phụ phàng
Nếu anh ác gian đem dạ phụ phàng
Cho con kiến hôi bò dưới đất
Con kiến vàng bò trên nhánh cây
Nếu anh mê đó bỏ đây
Cho con cá lội dưới nước, con chim bay trên trời -
Anh ra về, em đứng chực cửa ngăn
-
Nếm muỗng đường om, mùi thơm vị ngọt
-
Anh không thương em, đừng nói chuyện sập sò
-
Nè em Tiên Bửu ôi
Nè em Tiên Bửu ôi
Nhớ em, chưa ăn xôi mà anh như gặp hồi no bụng
Chưa ăn bún mà anh cũng no hơi
Thương em quên đứng, quên ngồi
Ngứa đầu quên gãi, đứt ruột rồi quên đau. -
Đèn nào cao bằng đèn Sở Thượng
-
Nam Vang đi dễ khó về
-
Giương cung thẳng chỉ
Giương cung thẳng chỉ
Em nhắm ngay con đĩ ngoại tình
Bắn cho nó chết hai đứa mình mới yên -
Chàng đi Châu Đốc, Nam Vang
-
Trăng thanh chờ đợi, trăng lu
-
Chừng nào ngọc nát vàng phai
-
Em ơi ở lại đừng phiền
Em ơi ở lại đừng phiền,
Anh đi làm mướn kiếm tiền cưới em -
Đêm nằm đắp chục chiếc chăn
-
Đêm nằm phiền trách ông tơ hồng
-
Năm ngoái em còn e còn ngại
Dị bản
Năm ngoái em còn e còn ngại
Năm nay em kêu đại bằng mình
Áo bà ba nút ốc chung tình ai may?Năm ngoái thấy em còn ngại
Năm nay kêu đại bằng mình
Nhác trông em dáng đẹp xinh
Áo bà ba nút ốc của bạn chung tình ai may?
Chú thích
-
- Lâm tuyền kỳ ngộ
- Tên dân gian là Bạch Viên - Tôn Các, một truyện thơ khuyết danh phổ biến ở Nam Bộ ngày trước. Truyện kể về hai nhân vật chính là Bạch Viên (con vượn cái lông trắng) và chàng học trò Tôn Các. Nhờ phép thuật của Phật, Bạch Viên cởi bỏ lốt vượn, hóa thành thiếu nữ xinh đẹp, kết duyên cùng Tôn Các, sinh được hai con trai. Nhưng Bạch viên phải tuân lệnh Thiên đình, mãn số ở trần gian, từ giã chồng con về cõi tiên. Tôn Các ở lại trần gian, đi thi được chấm đậu, vua ban áo mão vinh quy. Sau cùng Ngọc Hoàng thương tình hai người ly biệt nên cho phép Bạch Viên xuống trần lần nữa tái hợp cùng Tôn Các để trọn đạo vợ chồng, sau khi chết lại cùng về thượng giới.
Truyện thơ này đã được chuyển thể thành vở cải lương Bạch Viên - Tôn Các (xem tại đây).
-
- Xấu dạng hữu tài
- Vẻ ngoài xấu xí nhưng có tài năng.
-
- Gá
- Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.
-
- Khăn xéo
- Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Om
- Đun nấu nhỏ lửa cho thức ăn chín kĩ.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Vàm
- Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...
-
- Ông Trượng - Tiên Bửu
- Tên một truyện thơ có nội dung xoay quanh hai nhân vật là ông Trượng - một lão già đã bảy mươi tuổi, và Tiên Bửu - một cô gái chèo đò tuổi vừa đôi tám. Bị lão già ve vãn, Tiên Bửu bực mình lắm, bèn chỉ chảo nước sôi, bảo lão chui vào đó để lột da thành trai trẻ đẹp, cốt ý muốn giết chết lão. Không ngờ lão không chết mà lại hóa thành chàng trai trẻ đẹp thật, làm điên đảo tâm hồn Tiên Bửu. Cô nàng trở lại theo ve vãn ông Trượng, nhưng ông Trượng -thật ra là một vị Tiên đội lốt xuống trần để thử lòng Tiên Bửu - đã bỏ cô lại mà bay về trời.
Truyện thơ Ông Trượng - Tiên Bửu rất nổi tiếng ở miền Nam ngày trước, đã được nhân dân chuyển thể thành hò, cải lương...
Xem một trích đoạn vọng cổ hài Ông Trượng - Tiên Bửu tại đây.
-
- Giang tân
- Bến sông (từ Hán Việt).
-
- Sông Sở Thượng
- Một nhánh của sông Tông-lê-Prreat chảy song song với sông Tiền, bắt nguồn từ Ba-năm (Campuchia) và đổ vào sông Tiền ở thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
-
- Trọng
- Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Vọng Phu
- Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Biển Hồ
- Tên nhân dân ta thường dùng để gọi hồ Tonlé Sap, một hồ nước ngọt rộng lớn thuộc Campuchia. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân Việt Nam đã đến đây lập nghiệp và sinh sống, tạo thành cộng đồng người Việt khá đông đúc cho đến bây giờ.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Nút ốc
- Khuy áo kiểu ốc (hình bán cầu).