Bướm bắt bông như Quan Công ngộ Tào tặc
Anh gặp em một lần vắng mặt nhớ thương
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Bông quỳnh rụng xuống cội quỳnh
-
Chừng nào xe sắt bung vành
Chừng nào xe sắt bung vành
Tàu Tây lủng đáy, anh mới đành xa emDị bản
-
Thương em Bảy Núi cũng trèo
-
Trai nam nhân thi chữ
-
Sông Mơ, sông Mận, sông Ðào
Sông Mơ, sông Mận, sông Ðào
Ba ngọn sông ấy chảy vào sông Si
Em yêu anh bụng đã phát phì
Thuốc thang đâu khỏi anh thì chửa thôi
Yêu anh dễ đứng khó ngồi -
Sông dài nước chảy sóng reo
-
Rượu Hồng Đào rót trào vô nhạo
Dị bản
-
Phụng với loan hai đàng phân rẽ
-
Bậu đừng đàn đúm mà hư
-
Năm ngoái em trắng như vôi
-
Anh đừng chê em nghèo không nơi nương dựa
Anh đừng chê em nghèo không nơi nương dựa
Mà kiếm nơi giàu lên ngựa xuống xe -
Phải chi duyên túc đế
-
Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm
Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm
Anh phải lòng thầm ba bốn tháng nayDị bản
Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm,
Anh phải lòng thầm hơn mấy năm nay
Chừng nào cho được bắt tay
Gối luôn một gối dạ này mới ưng
-
Đũa vàng dộng xuống mâm vàng
-
Ngộ bất cập mới gặp người thình lình
-
Nghiêng mình nằm xuống đám tranh
-
Bướm xa hoa, bướm khô hoa tẻ
-
Ngó vô nhà thấy đôi liễn đỏ, thấy bốn chữ vàng
-
Chuồn chuồn mắc bẫy nhện giương
Chú thích
-
- Quan Công ngộ Tào tặc
- Quan Công gặp giặc Tào (tức Tào Tháo). Xem thêm chú thích Tào Tháo bại trận Xích Bích.
-
- Ngộ
- Gặp gỡ (từ Hán Việt).
-
- Quan Công
- Tên thật là Quan Vũ, tự là Vân Trường, Trường Sinh, một danh tướng của nhà Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Quan Công là một trong những nhân vật lịch sử được biết đến nhiều nhất ở Đông Á, hình ảnh của ông được đưa vào nhiều loại hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v. Ông được biểu tượng hóa thành hình mẫu con người trung nghĩa, chính trực, được thờ phụng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Hồng Kông.
-
- Quỳnh
- Tên gọi chung cho loài cây cảnh có hoa thường nở về đêm, được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm. Dân ta có có thói quen trồng quỳnh chung với cây cành giao. Hoa quỳnh từ lâu đã đi vào thơ văn và nhạc.
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao
(Truyện Kiều)Nghe bài Chuyện đóa quỳnh hương của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Sa
- Sai lầm (từ Hán Việt).
-
- Xáng
- Máy dùng để đào kênh và nạo vét bùn. Con kênh do xáng đào mà có gọi là kênh xáng.
-
- Thất Sơn
- Còn có tên là Bảy Núi, chỉ hệ thống 37 ngọn núi mọc giữa đồng bằng Tây Nam Bộ, nằm trong địa phận hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bảy ngọn núi tiêu biểu được dùng để gọi tên cả dãy Thất Sơn bao gồm: Núi Cấm, Núi Dài Năm Giếng, Núi Cô Tô, Núi Phụng Hoàng, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước. Hiện nay chưa rõ vì sao tên Bảy Núi lại được dùng.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Nệ
- Bận tâm, bận lòng, chú ý, chấp nhặt.
-
- Rượu Hồng Đào
- Một loại rượu ngon. Có nhiều ý kiến khác nhau về cái tên Hồng Đào, như cho rằng "rượu Hồng Đào được ngâm từ rượu Bàu Đá, ủ với trái đào tiên, có màu hồng tươi rất đẹp" (nguồn), "rượu đế (trắng) thường nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy cái vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng, nhuộm màu hồng của chân hương hay vỏ bao hương cho rượu" (nguồn), hoặc đơn giản chỉ là một cách nói văn vẻ cho loại rượu "được gói trong tờ giấy kiếng màu hồng, được thắt nơ hồng và được đưa vào mâm lễ ở các đám hỏi, đám cưới" (nguồn).
-
- Nhạo
- Bình nhỏ có vòi dùng để đựng rượu (phương ngữ).
-
- Lộn lạo
- Lẫn lộn (phương ngữ).
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Từ mẫu
- Mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Đơn sai
- Thiếu trung thực (từ cũ).
Cửa hàng buôn bán châu Thai
Thực thà có một, đơn sai chẳng hề
(Truyện Kiều)
-
- Duyên túc đế
- Duyên do trời định sẵn từ trước. Do câu: Lương duyên do túc đế, giai ngẫu tự thiên thành (Duyên lành do có cội gốc trước, chuyện đôi lứa là do trời định nên).
-
- Cỏ đế
- Loại cỏ thân cao (có thể cao đến 3m), lớn bằng ngón tay út, có đốt. Cỏ đế thường mọc thành bụi rậm hoặc thành trảng ở miền Trung.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Dộng
- Đánh đấm, thụi (bằng nắm tay hoặc vũ khí dạng gậy gộc). Cũng hiểu là giáng mạnh vật gì đó.
-
- Ngộ bất cập
- Thình lình mà gặp, gặp chuyện không tính trước.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Ba vạn sáu ngàn ngày
- Tương đương một trăm năm, thường được dùng trong văn chương để chỉ một kiếp sống con người.
Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
(Uống rượu tiêu sầu - Cao Bá Quát)
-
- Liễn
- Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.