Đạo nào sâu bằng đạo vợ chồng
Anh đừng giở thói luôn tuồng khó coi
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Chim kêu vượn hú bìa rừng
Chim kêu vượn hú bìa rừng
Đã thương nhau được nửa chừng, thương luôn -
Dẫu rằng chẳng đặng bén duyên
-
Bãi cỏ lau khô sầu ai rã rượi
-
Con chim buồn, con chim bay về cội
Con chim buồn, con chim bay về cội
Con cá buồn, con cá lội trong sông
Em buồn, em đứng em trông
Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người -
Con chim buồn, chim bay về núi
-
Lui cui lút cút xúc con cá sặc mồi
-
Lụa lành mười lăm, anh chê rằng lụa vụn
-
Ngó ra đằng sau, thấy hai lu nước
-
Liễn treo ba phía trong đình
-
Mình thương tui chưa có mấy mà mình than
-
Nghĩ nào tình lại buông lơi
-
Vui chung từ thuở hàn vi
Vui chung từ buổi hàn vi
Sầu riêng từ buổi em đi lấy chồng
Vui chung từ buổi mẹ bồng
Sầu riêng từ buổi lấy chồng đến nay -
Con trâu già kén cỏ, con bò nhỏ kén rơm
-
Anh đây thật khó không giàu
-
Nhà anh thật khó, không giàu
Nhà anh thật khó, không giàu
Có lời trước, kẻo sau phàn nàn
Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng
Nồi đất anh treo tứ phương
Chổi cùn, chiếu rách đầy giường em ơi
Không tin, em về mà coi
Chả rồi em bảo là người nói ngoa
Nhà anh có một vườn hoa
Bốn cây cứt lợn xinh đà nên xinh
Trong nhà sập gụ mới tinh
Niễng chui vào bếp, gập ghềnh ba chân
Em lấy anh sung sướng nhất trên trần!Dị bản
Anh đây thật khó, không giàu,
Anh xin nói trước, kẻo sau phàn nàn
Nhà anh chỉ có một gian,
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng.
Trời làm một trận mưa tuôn,
Nửa bếp cũng đổ, nửa buồng cũng xiêu.
-
Bắc thang lên hái ngọn trầu vàng
-
Trèo đèo mệt lắm anh ơi
-
Trèo đèo bẻ lá đề thơ
-
Anh đi đâu, áo khoác áo cài
Anh đi đâu, áo khoác áo cài
Có thương, cởi bớt áo ngoài ra cho
Áo ngoài những bụi cùng tro
Anh cởi áo giữa, thơm tho mọi mùi
Chú thích
-
- Luôn tuồng
- Không phân biệt phải quấy, đầu đuôi. Cũng nói là luông tuồng hoặc buông tuồng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Duyên tiền định
- Duyên số đã được định sẵn từ kiếp trước, theo quan niệm nhà Phật.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Doi
- Phần bãi ở biển hoặc sông hồ nhô ra mặt nước, được tạo thành từ cát và bùn đất do sóng bồi vào.
-
- Vịnh
- Phần biển ăn sâu vào đất liền, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể.
-
- Lụa lành mười lăm
- Lụa mịn tốt, khổ rộng, dệt bằng nguyên liệu bền.
-
- Lụa hồ
- Lụa thô xấu, mỏng và hẹp bề khổ.
-
- Kỷ trà
- Bàn nhỏ bằng gỗ, thấp, thường được chạm trổ tinh vi. Người xưa khi uống trà thường đặt tách và ấm trà lên trên kỷ.
-
- Liễn
- Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.
-
- Lợi
- Lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Lần hồi
- Lần lần, từ từ, ngày này qua ngày khác.
-
- Cứt lợn
- Còn có tên là cỏ hôi hoặc cây bù xít, một loại cây mọc hoang có mùi rất hắc. Theo đông y, cây cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng; thường được dùng chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu...
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Niễng
- Có nơi gọi là mễ, đà, dụng cụ dùng để kê sập, kê phản.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Trầu hương
- Một loại trầu, sở dĩ có tên gọi như vậy là nhờ vào mùi thơm rất đặc trưng. Ngọn lá trầu hương dày và có vị cay hơn so với các loại trầu khác.
-
- Vuông
- Đơn vị dân gian dùng để đo vải, bằng bề ngang (hoặc khổ) của tấm vải (vuông vải, vuông nhiễu).
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Tang chế
- Phép tắc để tang. Theo phong tục, khi một người qua đời thì những người thân phải để tang để tưởng nhớ, tùy theo quan hệ xa gần mà thời hạn để tang khác nhau.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).