Câu đố

Chú thích

  1. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  2. Kỳ lân
    Một trong tứ linh, trong văn hóa của một số nước Đông Á. Lân có thể đi trên cỏ mà không làm hư hại cỏ, không làm tổn hại các sinh vật nhỏ bé sống trên đó. Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, và sừng là biểu hiện của từ tâm vì không húc ai bao giờ.

    Tượng kỳ lân

    Tượng kỳ lân

  3. Gáo
    Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.

    Gáo

    Gáo

  4. Hồ lô
    Nghĩ gốc là quả bầu nậm (từ chữ Hán 葫蘆 hồ lô), loại bầu có eo quả co thắt lại. Vì ngày xưa vỏ bầu khô dùng để đựng rượu nên hồ lô còn có nghĩa là bầu rượu. Trong phong thủy và văn hóa Trung Hoa, hồ lô tượng trưng cho điềm lành.

    Hồ lô

    Hồ lô

  5. Cá bạc má
    Một loại cá biển, sống thành đàn, có thân hình thuôn dài, hơn dẹt sang hai bên. Đây là một trong những loại cá được đánh bắt nhiều ở nước ta, và được chế biến thành rất nhiều món ăn.

    Cá bạc má

    Cá bạc má

  6. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  7. Chợ phiên Cam Lộ
    Gọi tắt là chợ Phiên, một phiên chợ ở thị trấn Cam Lộ, Quảng Trị. Trước đây, chợ phiên Cam Lộ được xem là một trung tâm thương nghiệp lớn có tiếng ở Quảng Trị, nhóm họp cách 5 ngày, vào các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch hàng tháng. Theo hồi ức của một số bô lão ở làng Cam Lộ, chợ đã được dời qua nhiều địa điểm khác nhau: trước thế kỷ 19, chợ nhóm họp ở Tân Tường (km 15 của Đường 9), về sau chuyển về Bến Đuồi, bên bờ sông Hiếu. Từ khi được chuyển về Bến Đuồi, chợ được mở mang, xưng danh là Tiểu Trường An. Chợ là nơi quy tụ hàng hóa, đặc sản từ khắp các nơi: Huế, Quảng Bình, Lào... Thậm chí thuyền buôn của Nhật, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... vào Cửa Việt cũng đến đây giao thương.

    Chợ phiên Cam Lộ

    Chợ phiên Cam Lộ

  8. Đoạn trường
    Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
  9. Phu phụ
    Vợ chồng (từ Hán Việt: phu là chồng, phụ là vợ).
  10. Gàu sòng
    Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  11. Lưỡi hái
    Một nông cụ có lưỡi bằng sắt sắc bén, dài và cong và có chuôi cầm bằng gỗ dài, thường dùng để phát cỏ.

    Lưỡi hái

    Lưỡi hái

  12. Quang
    Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.

    Cái quang

    Cái quang

    Quang gánh

    Quang gánh

  13. Chày giã gạo
    Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).

    Giã gạo bằng chày

    Giã gạo bằng chày

  14. Nho sĩ
    Người theo học chữ Nho, đạo Nho. Thường dùng để chỉ học trò thời xưa.
  15. Áo tơi
    Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  16. Câu đố này sử dụng cách chơi chữ Hán Việt: nữ 女 là gái, nhi 兒 (con trẻ) đồng âm với nhi 而 nghĩa là . Gái mà nói lái thành gà mái.
  17. Người Việt Nam ít người có nhiều râu, nhiều người có ít râu, đại đa số là không râu.
  18. Câu đố này thật ra là hai 2893 và 2894 trong Truyện Kiều. Đây là lúc Kiều đoàn tụ cùng với gia đình sau mười lăm năm lưu lạc, điểm mặt “đủ” hết tất cả mọi người.
  19. Niết bàn
    Dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa, một khái niệm trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, chỉ trạng thái giác ngộ, không còn vướng mắc với những ràng buộc của thế gian (tham, sân, si, dục vọng, khổ não...), đoạn tuyệt với nghiệp và không còn chịu quy luật nhân duyên.
  20. Cửa tam quan
    Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.

    Cổng tam quan chùa Láng

    Cổng tam quan chùa Láng