Bao giờ chớp bức sang Đông
Ráng lòe phương Bắc, mưa dông rõ ràng
Ca dao – Dân ca
-
-
Ba cơm bảy mắm chín cà
-
Nói cho đôi chối lôi thôi
-
Nỏ thà ấp mạ giường không
-
Nợ tiền đem trả thì vơi
Nợ tiền đem trả thì vơi
Nợ tình đem trả ai ơi càng đầy -
No ra bụt, đói ra ma
No ra bụt, đói ra ma
Đó là cái thói người ta thường tình -
Nín thì cũng ngặt
-
Nên ưng kẻo phải lỡ thì
Nên ưng kẻo phải lỡ thì
Ngồi bên cửa sổ còn gì cái xuân -
Nên rừng há dễ một cây
Nên rừng há dễ một cây
Muốn cho có đó cùng đây sum vầy -
Nếu anh mà yếu tay cương
Nếu anh mà yếu tay cương
Thì em quyết trở về nương mẹ già -
Nét mực chẳng hay đau lòng gỗ
-
Nếp ngâm mà đỗ chưa chà
Nếp ngâm mà đỗ chưa chà
Lòng em thì thuận mẹ cha chưa ừ -
Nói láo thì chẳng ai ưa
Nói láo thì chẳng ai ưa
Mình không ưa láo, ai ưa láo mình -
Nói giỡn mà chơi nói cợt mà chơi
Nói giỡn mà chơi, nói cợt mà chơi
Áo ai nấy mặc có mùi gì đâu -
Năm mươi xu xin lại mối tình xù
Năm mươi xu xin lại mối tình xù
Trước khi xù, em suy nghĩ kĩ chưa -
Này đây chính gạo tám xoan
-
Nậu nghèo lỡ bước gieo neo
-
Nẫu giàu nẫu được sướng sang
-
Nậu gần nói với nậu xa
-
Nào khi tôm luộc, mướp bào
Chú thích
-
- Đôi chối
- Phân rõ phải trái với nhau trước người làm chứng.
-
- Nỏ thà
- Chẳng thà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ấp mạ giường không
- Chỉ sự cô đơn lạnh lẽo. Thường nói đến cảnh nam nữ đã quá thì mà chưa lập gia đình.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Dây nảy mực
- Trước đây khi xẻ gỗ (theo bề dọc), để xẻ được thẳng, người thợ cầm một cuộn dây có thấm mực Tàu, kéo dây thẳng ra và nảy dây để mực dính vào mặt gỗ, tạo thành một đường thẳng. Hành động kéo dây nảy mực này cũng gọi là kẻ chỉ.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Thiềng
- Thành (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Kiên
- Bền, chắc, làm cho bền chắc.
-
- Yến ẩm
- Tiệc rượu (từ Hán Việt).
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Mơi
- Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hãm công
- Hãm lại, giữ lại, không chịu hoàn công.
-
- Để
- Ruồng bỏ.