Ca dao – Dân ca
-
-
Lẳng lơ chẳng một mình tôi
Lẳng lơ chẳng một mình tôi
Thanh Lâm, Đồng Sớm cũng đôi ba người
Nói ra sợ chị em cười
Lấy chồng tháng chín, tháng mười có conDị bản
Lẳng lơ chẳng một mình tôi
Làng trên xã dưới cũng đôi ba người
-
Mày đẹp cho mẹ mày lo
Mày đẹp cho mẹ mày lo
Đêm đêm lắm kẻ rình mò ước ao
Xấu xí như chị em tao
Đêm nằm ngỏ cửa, gió vào mát thayDị bản
Mày đẹp cho mẹ mày lo
Đêm đêm lắm kẻ rình mò ước ao
Xấu xí như mẹ con tao
Đêm nằm ngỏ cửa, mát sao mát này!
-
Gà rừng, trống tía, gà ri
-
Cơm sôi thì đẩy lửa vào
Cơm sôi thì đẩy lửa vào
Chồng giận thì đánh tay đao với chồngDị bản
Cơm sôi thì tốc lửa vào
Chồng giận thì nhảy giường cao mà ngồi
-
Thôi thôi tôi biết anh rồi
Thôi thôi tôi biết anh rồi
Anh đi bốn cẳng, anh ngồi chực ăn -
Bạn vàng chơi với bạn vàng
-
Nghĩa nhân mỏng dánh như cánh chuồn chuồn
-
Thân em như thể hàng săng
-
Cố công đẽo một cái cày
-
Mía sâu có đốt
-
Tiếng đồn con gái Quảng Đà
Dị bản
-
Ăn chanh chíp miệng chua chua
-
Nước mắm ngon dầm con cá lóc
-
Duyên xưa dọn quán bán hàng
Duyên xưa dọn quán bán hàng
Bây giờ thu lại một tràng cau khô -
Đèo nào cao bằng đèo Eo Gió
-
Công anh chăn nghé đã lâu
Công anh chăn nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?Dị bản
-
Ngồi buồn xe chỉ cột trâu
-
Anh kia con cái nhà ai
-
Chú kia nhổ mạ bên cồn
Chú thích
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Thanh Lâm
- Tên gọi của một huyện đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam kể từ thời thuộc Minh (1407-1427), hiện nay là huyện Nam Sách và một phần thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
-
- Đồng Khê
- Tên nôm là Đồng Sớm, nay thuộc xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
-
- Gà ri
- Một giống gà đẻ trứng nhỏ, thường được nuôi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.
-
- Vện
- (Chó) có vằn trên lông màu vàng xám.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mỏng dánh
- Mỏng dính (phương ngữ).
-
- Hàng săng
- Nghề đóng quan tài.
-
- Chìa vôi
- Que để lấy vôi từ trong ống vôi và quẹt lên lá trầu, dùng khi ăn trầu.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Làm hơi
- Làm ra vẻ, tỏ vẻ (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Quảng Đà
- Tên gọi tắt, dân gian của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng ngày trước, nay được tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
-
- Cẩm Hà
- Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
-
- Cẩm Thanh
- Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre, dừa.
-
- Điện Dương
- Tên cũ là Cẩm Hải, nay là một xã ở phía Đông Nam của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-
- Chíp miệng
- Chép miệng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chợ Chùa
- Tên dân gian của một ngôi chợ có từ lâu đời, hiện nằm ở khu vực trung tâm huyện Nghĩa Hành, đồng thời cũng là tên một thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nơi chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng sống và làm việc những năm tháng cuối đời.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Nói dóc
- Nói khoác, nói dối (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Eo Gió
- Tên một cái đèo nằm ở sườn núi Đình Cương, giáp ranh của các huyện Nghĩa Hành, Ba Tơ và Minh Long thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây khu vực này là rừng núi heo hút, hiểm trở, nhiều thú dữ, đồng thời cũng là căn cứ kháng chiến chống Pháp.
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Bợp xợp
- Tóc tai rối bù, dài ngắn không đều (khẩu ngữ).
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.