Ngũ Kiên lắm đất trồng khoai
Có lắm gái đẹp cho giai phải lòng
Ca dao – Dân ca
-
-
Chém cha cái đất Kẻ Đê
-
Sông Lô một dải trong ngần
-
Em mở khuôn ra cho anh đúc lấy lượng vàng
-
Ngồi buồn nói chuyện trên non
-
Ai về Đông Hà, ai qua Cam Lộ
-
Thốt ra tới đâu dạ thiếp sầu tới đó
-
Chập choạng bóng trăng em xem chưa rõ
Chập choạng bóng trăng em xem chưa rõ
Chập choạng bóng đèn em ngó chưa tường
Dáng ai như dáng người thương
Không vô đây phân giải một đôi đường cho em hay -
Anh đi đóng đáy bãi ngang
-
Ai về Cẩm Thái mà coi
-
Ai ra ngoài Sãi ngoài Sòng
-
Ai muốn ăn bún ăn lòng
-
Ai ơi về nếm dâu Truồi
-
Vào vườn lấy củ gừng thơm
-
Vào vườn hái nắm tía tô
Vào vườn hái nắm tía tô
Hành tươi dăm nhánh, trở vô trong nhà
Giật mình em chợt nghĩ ra
Gừng tươi còn món ấy mà lại quên -
Chú Cuội đi cày
-
Chiếu bông chiếu trắng chiếu ngắn chiếu dài
-
Miền Đông thì được hoa màu
-
Cây đa Bình Trung, cây me Dương Phước
-
Bớ chú đăng chú đi đâu đó
Chú thích
-
- Ngũ Kiên
- Một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Kim Đê
- Tên Nôm là Kẻ Đê, một làng thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Theo sách Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2012): Xưa kia con gái Kim Đê (Kẻ Đê) bạo dạn có tiếng, bắt nạt cả con trai. Lệ cưới hỏi ở Kim Đê rất nhẹ nhàng, chỉ cần nhà trai có cơi trầu đến dạm là từ đấy nhà trai có công việc gì, dù chưa cưới, cô dâu cũng sang lo liệu giúp, xong lại về nhà mình.
-
- Sông Lô
- Còn có tên là sông Mã (ít dùng, do dễ nhầm lẫn với sông Mã ở Thanh Hóa), một phụ lưu của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào nước ta tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối sông là "ngã ba sông" Việt Trì, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng. Sông Lô có hai phụ lưu lớn là sông Chảy và sông Gâm, ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ là sông Phó Đáy và sông Con.
-
- Thân nhân
- Người thân, người trong gia đình (từ Hán Việt).
-
- Thầy
- Cách gọi học trò ở một số vùng của Trung và Nam Bộ trước đây.
-
- Chuyện bao đồng
- Chuyện linh tinh, không có liên quan đến việc chính cần làm hoặc điều cần bàn đến.
-
- Đông Hà
- Địa danh nay là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị.
-
- Cam Lộ
- Một huyện của tỉnh Quảng Trị. Tại đây có chợ phiên Cam Lộ, một phiên chợ nổi tiếng sầm uất trước đây.
-
- Gia Độ
- Một làng nay thuộc địa phận xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-
- Gio Linh
- Một huyện nhỏ của tỉnh Quảng Trị, từng là bờ Nam của vĩ tuyến 17, nơi chia đôi đất nước thành hai miền Bắc - Nam.
-
- Triệu Phong
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Quảng Trị. Trước thế kỉ 14, vùng đất này thuộc Châu Ô (vương quốc Chăm-pa). Năm 1306, hai châu Ô, Rý (Lý) được vua Chăm là Chế Mân dâng cho nhà Trần làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân, Triệu Phong trở thành lãnh thổ của Đại Việt cho đến ngày nay.
-
- Dọi
- Theo (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đáy
- Một dụng cụ dùng để đánh bắt tôm cá. Đáy có cấu tạo giống một chiếc túi, mắt lưới nhỏ dần, được đặt cố định ở nơi có dòng chảy để chặn bắt tôm cá. Đáy được chia thành nhiều loại tùy theo vùng hoạt động, đối tượng đánh bắt và kiểu kết cấu: đáy hàng câu, đáy hàng khơi, đáy neo, đáy rạo, đáy rạch, đáy bày...
-
- Cẩm Thái
- Một làng thuộc xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
-
- Bù
- Bầu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Sãi
- Một địa danh nay thuộc xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sãi là gọi theo chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, người đã cho lập nên vùng đất này. Tại đây có chợ Sãi nổi tiếng với món nem lụi.
-
- Chợ Sòng
- Một địa danh nay thuộc làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị, cũng là tên một ngôi chợ ở đây. Chợ Sòng cùng với chợ phiên Cam Lộ từng là hai trung tâm thương mại sầm uất nhất Quảng Trị ngày trước. Theo Phủ biên tạp lục: Xã Phổ-lạc huyện Đăng-xương tục gọi là Chợ Sòng đấy là nơi đường thủy, đường bộ đến thâu tập lại, đi về tất phải qua lối ấy, tự chợ ấy theo con đường chính mà đi, qua cửa Điếu-ngao đến dinh Cát thì trong một trống canh.
-
- Thổ Hậu
- Địa danh nay là một thôn thuộc xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Tía tô
- Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Cơm khê
- Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Làng Quả Linh (tức làng Cảo Linh, còn có tên Nôm là làng Gạo) thuộc xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, Nam Định xưa kia chia thành bốn giáp là giáp Đông, giáp Cầu, giáp Chải, giáp Cuối. Giáp là một loại đơn vị hành chính, cũng là một đơn vị tổ chức xã hội có ở miền Bắc nước ta từ khoảng thế kỉ thứ 10, tương đương một thôn hay một phường bây giờ.
-
- Bình Trung
- Tên một làng nay là ấp Bình Trung, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
-
- Dương Phước
- Tên một thôn xưa thuộc tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công, nay thuộc xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.