Trắng chi trắng bủng, trắng xanh
Thà rằng đen nhẵn cho anh phải lòng
Ca dao – Dân ca
-
-
Rượu kim lan ve vàng chước tửu
-
Chẳng xứng đôi thì thôi bớ bậu
-
Đường đi chưn trợt bờ sình
-
Mưa lâm thâm, ướt dầm lá cỏ
Mưa lâm thâm, ướt dầm lá cỏ
Thương một người tóc bỏ ngang vai -
Buồn tình cất giọng hát hò
Buồn tình cất giọng hát hò
Kiếm người cùng ngõ chuyện trò giải khuây. -
Bảy lanh để Bảy đưa đò
Dị bản
Bảy lanh để Bảy đưa đò
Lên doi xuống vịnh giọng hò Bảy hay
-
Làm lơ cho thế gian tin
Làm lơ cho thế gian tin
Bề nào chim cũ cũng nhìn lồng xưaDị bản
-
Chiếu bông mà trải góc đền
Chiếu bông mà trải góc đền
Muốn vô làm bé, biết bền hay không -
Em là phận gái ở đồng
-
Anh về, em nắm vạt áo em la làng
Anh về, em nắm vạt áo em la làng
Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em -
Ủa thằng nào mà lạ hoắc biết tao?
Ủa thằng nào mà lạ hoắc biết tao?
Dạ thưa, con là thằng rể thảo để ngày sau con đáp đền. -
Đêm khuya nghe tiếng em đàn
-
Ong vò vẽ làm tổ bụi gai
-
Mưa chi mưa oán, mưa thù
-
Ai ơi chớ phụ đèn chai
-
Hôm qua anh đến chơi nhà
Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh ra Kẻ Chợ đóng giường kim phong
Giường anh kim phong
Bốn bên bịt bạc
Anh hỏi thật lòng
Có lấy anh không
Để anh mua nón thượng quai thâm
Về cho mà đội
Anh mà nói dối
Đã có quỷ thần
Một trăm việc mần
Anh chăm lo cả … -
Lên xe quân tử đứng, thục nữ ngồi
-
Ngó lên trời, trời cao gió thổi
Ngó lên trời, trời cao gió thổi
Em đứng gần chàng khó nổi làm quen
Bây giờ bó buộc tấm giấy trắng mực đen khó chùi. -
Ngó lên Sở Thượng thêm buồn
Chú thích
-
- Kim lan
- Bạn bè tâm đầu ý hợp, do lấy từ hai chữ của một câu trong Kinh Dịch: Nhị nhân đồng tâm kỳ lợi đoạn kim, đồng tâm chi ngôn kỳ xú như lan (hai người đồng tâm với nhau lợi có thể chặt đứt được vàng, lời nói đồng tâm thì mùi thơm như hoa lan). Rượu kim lan là rượu hai người bạn tri kỉ mời nhau.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Chước tưởu
- Rót rượu mời (chữ Hán).
-
- Tương tri
- Hiểu nhau, biết rõ lòng nhau (từ Hán Việt).
-
- Xem chú thích Tri âm.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Luống chịu
- Đeo đẳng mãi hoàn cảnh không may mà đành phải chấp nhận (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lậu
- Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Trợt
- Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sình
- Bùn lầy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Doi
- Phần bãi ở biển hoặc sông hồ nhô ra mặt nước, được tạo thành từ cát và bùn đất do sóng bồi vào.
-
- Vịnh
- Phần biển ăn sâu vào đất liền, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bông vải
- Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Thần Phù
- Tên một làng nay thuộc phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
- Đèn chai
- Chai là mủ (nhựa) của cây chò, một loại cây lớn, mọc ở các vùng rừng núi. Ngày trước nhân dân ta dùng chai làm đèn để thắp sáng, gọi là đèn chai. Để làm đèn chai, người ta giã cục chai đã đông cứng thành bột, sàng dừng cho mịn, trộn thêm trấu, đổ xuống đất thành đốt rồi đốt cho khối chai này chảy dẻo ra, sau đó dùng đũa bếp và bàn lăn, xúc lên thành từng lọn hình trụ dài khoảng 2 tấc (20cm), lớn bằng cổ tay, lăn xong thả vào thay nước cho nguội và cứng đèn.
-
- Điện Cần Chánh
- Được xây dựng vào năm 1804, thuộc khu vực Tử Cấm Thành trong hoàng thành Huế, nơi các vua Nguyễn thiết triều, tiếp đón các sứ bộ và tổ chức yến tiệc. Năm 1947, điện bị phá hủy hoàn toàn trong chiến lược "Tiêu thổ kháng chiến" của Việt Minh. Hiện đang có kế hoạch phục nguyên ngôi điện này.
-
- Ngọ Môn
- Tên cổng chính phía nam (hướng ngọ theo địa lí phong thủy phương Đông) của Hoàng thành Huế, cổng lớn nhất trong bốn cổng chính. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng dưới triều Nguyễn.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Kim phong
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim phong, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Khóc điếng
- Khóc ngất, khóc một hơi dài (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sông Sở Thượng
- Một nhánh của sông Tông-lê-Prreat chảy song song với sông Tiền, bắt nguồn từ Ba-năm (Campuchia) và đổ vào sông Tiền ở thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.