Ca dao – Dân ca
-
-
Chị Cả đứng cạnh hàng rào
-
Dao vàng liếc cạnh bình vôi
Dao vàng liếc cạnh bình vôi
Chàng về chuộc lấy thân tôi, kẻo hoài
Tôi còn mắc bối chông gai
Liệu chàng có gỡ ra ngoài được chăng?Dị bản
Dao vàng liếc miệng bình vôi
Anh ơi chuộc lấy thân tôi kẻo già
Anh mà chuộc được tôi ra
Thì tôi coi cửa, giữ nhà cho anh
-
Trăng lặn đã có mặt trời
Trăng lặn đã có mặt trời
Em không thương anh nữa, có người khác thương -
Cô ấy mà lấy anh này
Cô ấy mà lấy anh này
Chẳng phải đi cấy đi cày nữa đâu
Ngồi trong cửa sổ trên lầu
Có hai con bé đứng hầu hai bên -
Chẳng lấy cũng khuấy cho hôi
-
Trông xa cứ nghĩ là tiên
Trông xa cứ nghĩ là tiên
Đến gần cú đậu ở bên cạnh sườn -
Tôi xa mình chưa mấy con trăng
-
Tỏ trăng chàng lại phụ đèn
-
Tới đây cối gạo đã đầy
Tới đây cối gạo đã đầy
Trước là giã gạo, sau gầy lương duyên -
Hò chơi hồ rộng hoa rơi
-
Thân em như thể quả đa
-
Gọi đò chẳng thấy đò sang
Gọi đò chẳng thấy đò sang
Lội thì ướt áo, thương nàng xa xôi -
Anh gánh lợn gạo tới nhà
-
Có một bà chủ xóm này
Có một bà chủ xóm này
Thợ cấy thợ cày, muốn mướn rẻ công
Bụng bà rặt những gai chông
Miệng bà mật mía cũng không ngọt bằng -
Ông trăng đêm rằm thì tròn
Ông trăng đêm rằm thì tròn
Mà chàng với thiếp hãy còn long đong -
Tóc em dài em kết làm quang
-
Đường về Lương Phú quanh co
-
Trời ơi nắng mãi mà chi
Trời ơi nắng mãi mà chi
Rau tôi nó héo, nữa thì nó đau -
Vai mang bức tượng con mèo
Vai mang bức tượng con mèo
Chị giàu chị ở, em nghèo em đi
Chú thích
-
- Hồi Quan
- Tên một làng nay thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây có nghề dệt vải truyền thống, đến nay vẫn còn được duy trì.
-
- Dao cau
- Thứ dao nhỏ và sắc, dùng để bổ cau.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Bối
- Những sợi dây quấn buộc với nhau. Cũng có khi nói là búi, bới.
-
- Trách
- Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
-
- Con trăng
- Một chu kì của mặt trăng xoay quanh trái đất, tức một tháng âm lịch.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.
-
- Kẻ Hán người Hồ
- Lấy từ điển tích Chiêu Quân cống Hồ. Vương Chiêu Quân là một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc, với vẻ đẹp "lạc nhạn" (chim sa), nhưng vì không chịu đút lót cho họa sĩ của vua nên bức chân dung của nàng bị vẽ xấu xí, vua không để mắt tới. Khi Hán Nguyên Đế phát hiện ra Chiêu Quân thì vua Hung Nô (rợ Hồ) mang quân sang đánh, buộc Hán phải cống nàng cho Hồ thì mới yên. Trên đường cống sang Hồ, Chiêu Quân cảm tác nhiều bài thơ và nhạc khúc rất cảm động.
Thành ngữ kẻ Hán người Hồ, cũng nói tắt là Hán Hồ, vì thế chỉ nỗi đau li biệt của đôi lứa yêu nhau.
-
- Lương Phú
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.