Nghèo thì dễ ở, dễ ăn
Giàu thì cửa ngáng, cửa ngăn khó vào
Ca dao – Dân ca
-
-
Muốn may thì phải có kim
Muốn may thì phải có kim
Muốn hay thì ắt phải tìm người xưa -
Không cha có chú ai ơi
Không cha có chú ai ơi
Thay mặt, đổi lời chú cũng như cha -
Tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba, tháng Bốn, tháng khốn, tháng nạn
-
Nhà anh cột nứa kèo tre
-
Xem cung nô bộc số này
-
Liềm vàng cắt nắm rạ khô
-
Thương em lắm lắm em ơi
Thương em lắm lắm em ơi
Sao em ở bạc như vôi trát nhà -
Cau liên phòng, ai trồng nên quả
-
Thân em như cải mùa đông
-
Vợ anh có cá mà nấu chả nên canh
Vợ anh có cá mà nấu chả nên canh
Thổi cơm không chín, cực anh muôn phần
Ước gì em được ở gần
Dể em cai quản người đần đỡ anh -
Mỗi ngày là một lần qua
Mỗi ngày là một lần qua
Muốn sang chơi lắm, nhưng nhà anh đông -
Vợ anh như cóc leo tường
Vợ anh như cóc leo tường
Leo lên tụt xuống, có buồn không anh? -
Áo anh khô không phải mưa sao ướt
-
Anh xót ngọc tiếc hương sao ngoài sương không che đậy
Anh xót ngọc tiếc hương sao ngoài sương không che đậy
Để lúc gần tàn, anh tiếc vậy uổng công -
Hạch triều Hàm Nghi
-
Khó mà biết lẽ biết lời
Khó mà biết lẽ, biết lời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang -
Đừng tham của rẻ của ôi
Đừng tham của rẻ, của ôi
Những của đầy nồi là của chẳng ngon -
Nơi nào chí quyết một nơi
Nơi nào chí quyết một nơi
Làm người nay đổi mai dời sao nên -
Thôi thôi đã lỡ ra rồi
Chú thích
-
- Dạm ngõ
- Một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
-
- Diên Sanh
- Tên Nôm là kẻ Diên, một làng xưa thuộc xã Diên Thọ, huyện Lợi Điều, châu Thuận Hóa, nay thuộc xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tại đây có những địa danh như làng Diên Sanh, chợ Diên Sanh (chợ Kẻ Diên), chùa Diên Thọ, chùa Diên Bình, chùa Diên Phước, nhà thờ Diên Sanh...
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Mành mành
- Đồ dùng được làm từ tre, gỗ hoặc nhựa, thường được treo ở cửa chính hoặc cửa sổ nhà ở để che bớt ánh sáng.
-
- Nô bộc
- Một trong số mười hai cung của tử vi, thể hiện mối quan hệ của bè bạn, người cộng sự, cấp trên hay người giúp việc đối với thân chủ.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Cau liên phòng
- Cũng gọi là cau truyền bẹ, một giống cau thân thấp, cho quả quanh năm. Khi ăn trầu, so với giống cau cho quả theo thời vụ thì quả cau liên phòng không đẹp và không ngon bằng. Có nguồn cho rằng có tên như vậy vì giống cau này thường được trồng nhiều cây liên tục nhau thành hàng.
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
(Tương tư - Nguyễn Bính).
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Chợ Phù Ly
- Chợ thuộc thôn Phù Ly, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Chợ Gồm
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Hàm Nghi
- (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943), vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Hàm Nghi là vị vua yêu nước, chủ trương chống Pháp. Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt và đày sang Alger (thủ đô xứ Algérie), tại đây ông sống đến năm 1943 thì qua đời vì bệnh ung thư dạ dày.
-
- Đồng Khánh
- (19 tháng 2, 1864 – 28 tháng 1, 1889) Hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Ông là vị vua không chống Pháp, "tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp" (theo sách của Trần Trọng Kim). Vua Đồng Khánh ở ngôi chỉ được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12, khi mới 24 tuổi.
-
- Mạnh
- Mệnh (phương ngữ).
-
- Toàn quyền Đông Dương
- Chức vụ đứng đầu trong liên bang Đông Dương dưới thời Pháp thuộc.
-
- Đầm
- Gọi tắt của me đầm hoặc bà đầm, từ tiếng Pháp madame, nghĩa là quý bà. Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, thường có ý chế giễu, đả kích.
-
- Trửa
- Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tuần đinh
- Người giúp việc canh phòng trong làng xã dưới thời phong kiến hoặc Pháp thuộc.
-
- Biện tuần
- Một chức vụ dưới thời Pháp thuộc, chuyên lo việc biên kí, sổ sách.
-
- Hịt
- Hệt (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đề
- Móng (thường dùng cho thú vật).