Ngọc còn ẩn bóng cây ngâu
Em đang tùng phụ mẫu, dám đâu tự tình?
Tuệ Nương
Thành viên của Ca Dao Mẹ. Yêu thích những bài ca dao hóm hỉnh, “đanh đá”, nhưng không kém phần ý nhị, như:
…
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
…
Hiện đang làm thuê cho tư bản tại Sài Gòn, Việt Nam.
Bài đóng góp:
-
-
Miếng trầu em têm bỏ đĩa con rồng
-
Duyên em đáng giá bao tiền
Duyên em đáng giá bao tiền
Mà tình anh chứa khoang thuyền còn vơi -
Dầu mà thầy mẹ không chiều
-
Dầu mà quần áo một manh
Dầu mà quần áo một manh
Đói no cùng chịu, em anh chẳng rời -
Dầu mà nước ngập bờ sông
-
Dầu thầy với mẹ không thương
-
Dầu mà đó có nghi ngờ
Dầu mà đó có nghi ngờ
Mực đen giấy trắng làm tờ giao duyên -
Dầu mà chàng có đa nghi
Dầu mà chàng có đa nghi
Dao vàng hớt mái tóc đi mà thề -
Dầu ai áo rách nón xơ
Dầu ai áo rách nón xơ
Quyết theo nhau cho trọn đạo, ông Tơ đã đề -
Dao vàng tiện đốt mía mưng
-
Dao vàng thì cán phải vàng
Dao vàng thì cán phải vàng
Dao vàng cán bạc, lỡ làng duyên em -
Dã tràng xe cát uổng công
-
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Nước kia không khát, khát khao duyên chàng -
Chỉ vì cách một dòng sông
Chỉ vì cách một dòng sông
Cho thuyền xa bến, em không thấy chàng -
Chỉ thắm xe với tơ vàng
-
Chỉ tơ đứt mối thình lình
-
Chàng ơi đưa thiếp qua sông
Chàng ơi đưa thiếp qua sông
Sau rồi thiếp sẽ trả công cho chàngDị bản
Chàng ơi cho thiếp sang sông
Sau rồi thiếp sẽ trả công cho chàng
-
Còn đâu nay thiếp mai chàng
Dị bản
-
Trèo non, ước những non cao
Trèo non, ước những non cao
Anh đi đò dọc, ước ao sông dài
Chú thích
-
- Ngâu
- Một loài cây bụi nhỏ. Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong ba loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).
-
- Tùng
- Theo (từ Hán Việt). Trung và Nam Bộ cũng phát âm thành tòng.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tự tình
- Bày tỏ tình ý.
Cùng nhau trông mặt cả cười
Dan tay về chốn trướng mai tự tình
(Truyện Kiều)
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Vong
- Quên (từ Hán Việt).
-
- Nhịp cầu
- Khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Tiện
- Gọt vòng quanh cho đứt hoặc tạo thành khía.
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- Dã tràng
- Còn gọi là dạ tràng, một loài giáp xác nhỏ giống con cáy sống ở bãi cát ven biển, hàng ngày vê cát thành từng viên nhỏ để tìm kiếm thức ăn khi thủy triều xuống, nhưng khi thủy triều lên lại đánh tan hết. Đọc thêm về sự tích con dã tràng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Lăng loàn
- Có hành vi hỗn xược, không vào khuôn phép, bất chấp đạo đức, luân lí.
-
- Dầm
- Có nơi gọi là chầm, thanh gỗ ngắn, dẹt và to bản dần về một đầu, được cầm tay để chèo thuyền.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Ghe.