Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Người ta đánh chú, tôi chẳng tha người, chú đánh cha tôi, tôi chẳng tha chú
    Người ta có quyền và bổn phận trước tiên phải bảo vệ người có quan hệ thân thiết hơn với mình.
  2. Mành mành
    Đồ dùng được làm từ tre, gỗ hoặc nhựa, thường được treo ở cửa chính hoặc cửa sổ nhà ở để che bớt ánh sáng.

    Mành mành

    Mành mành

  3. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  4. Loại cây nhỏ trong nhóm cây gỗ lớn, cao từ 8-12m, có hoa màu trắng. Vỏ cây dó (còn gọi là cây dó giấy) là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy dó.

    Giấy dó

    Giấy dó

  5. Seo
    Một công đoạn trong quá trình làm giấy dó. Vỏ cây dó được nấu và ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng, bóc bỏ lần vỏ đen đi, giã bằng cối và chày rồi dùng chất nhầy từ cây mò tạo hỗn hợp kết dính. Hỗn hợp này gọi là "huyền phù" mà người thợ sẽ pha với nước độ lỏng hay đặc tùy theo loại giấy. Khi seo giấy, người thợ dùng "liềm seo" (khuôn có mành trúc, nứa hay dây đồng ken dày) chao đi chao lại trong bể bột dó. Lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, phơi, sấy, nén hay cán phẳng. Xơ dó kết lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó.

    Làm giấy dó

    Làm giấy dó

  6. Lăng Tự Đức
    Lăng mộ của vua Tự Đức, được chính vua cho xây từ hồi còn sống. Ban đầu lăng được đặt tên Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi của dân phu xây lăng, vua đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua chết đổi thành Khiêm Lăng. Lăng nay thuộc thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng có kiến trúc cầu kì, lại có phong cảnh sơn thủy hữu tình, là một trong các lăng tẩm đẹp của các vua chúa Nguyễn.

    Phong cảnh lăng Tự Đức

    Phong cảnh lăng Tự Đức

  7. Do công việc xây lăng quá cực khổ, dân phu và quân sĩ phải làm việc vất vả, lại bị đánh đập tàn nhẫn nên nhiều người oán hận, là nguồn gốc cuộc nổi loạn Chày Vôi của dân phu xây lăng.
  8. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  9. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  10. Độ
    Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
  11. Ngái
    Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  12. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Một kiểng hai huê
    Cũng phát âm thành "một kiểng hai quê" ở Nam Bộ, nghĩa là một cây (cảnh) có hai bông hoa, nghĩa bóng chỉ chuyện một chồng hai vợ. Còn có nghĩa một xứ sở mà hai quê hương, chỉ cảnh tha hương, lênh đênh rày đây mai đó.
  14. Cầu Đôi
    Tên chung của hai cây cầu song song nhau, một dành cho xe lửa và một dành cho đường bộ, nằm ở cửa ngõ thành phố Quy Nhơn, Bình Định, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại.

    Cầu Đôi

    Cầu Đôi

  15. An Khê
    Tên một cái đèo giáp ranh giữa Bình Định và Gia Lai, đồng thời cũng là tên một trong hai thị xã của tỉnh Gia Lai. Khu vực An Khê đồi núi trập trùng, hiểm trở, nên được nghĩa quân Tây Sơn chọn làm căn cứ địa trong những ngày đầu kháng chiến.

    Đèo An Khê

    Đèo An Khê

  16. Phú Tài
    Địa danh trước đây là một thôn thuộc xã Phước Thạnh, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1986, xã Phước Thạnh được sáp nhập vào thành phố Quy Nhơn, khu vực này trở thành ngã ba Phú Tài.
  17. Tam Quan
    Thị trấn phía bắc tỉnh Bình Định, thuộc huyện Hoài Nhơn. Đây nổi tiếng là "xứ dừa" của Bình Định.

    Dừa Tam Quan

    Dừa Tam Quan

  18. Lưu Linh
    Tự là Bá Luân, người đất Bái, đời Tấn (Trung Quốc) trong nhóm Trúc lâm thất hiền (bảy người hiền trong rừng trúc). Ông dung mạo xấu xí, tính tình phóng khoáng, thích uống rượu và uống không biết say. Ta hay gọi những người nghiện rượu là "đệ tử của Lưu Linh" là vì vậy.

    Trúc lâm thất hiền

    Trúc lâm thất hiền

  19. Tửu điếm
    Quán rượu (từ Hán Việt).
  20. Trà đình
    Quán trà (từ Hán Việt).
  21. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  22. Trâm
    Một loại cây gỗ cao, tán rộng, có quả nạc nhỏ hình bầu dục thon, xanh lúc ban đầu, khi chín chuyển sang màu hồng và cuối cùng có màu tím đen, ăn có vị ngọt chát.

    Quả trâm chín

    Quả trâm chín

  23. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  24. Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.

    “Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ,
    Con cò Đồng Đăng…”
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

    (Con cò - Chế Lan Viên)

    Cò

  25. Ông lão
    Cũng gọi là ông già, phù lão, đang sen, tên chữ Hán là thốc thu, một giống chim lớn thường sinh sống nhiều ở chỗ đầm hồ rộng, vùng nước có nhiều cây ngập lúp xúp ở Nam Bộ. Chim có hình dạng giống nhưng lớn hơn chim hạc, sắc xanh biếc, cổ dài, mắt đỏ, đầu trọc không có lông, mỏ dẹp và thẳng, dài hơn một thước, đầu luôn trụi lông trông như ông già, lại trông giống như hình cái đầu gậy của ông già, nên có tên như vậy. Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, nhà vua cho chạm hình tượng chim ông già vào Huyền đỉnh.

    Hình chim ông lão (thốc thu) trên Huyền Đỉnh

    Hình chim ông lão (thốc thu) trên Huyền Đỉnh

  26. Hông xôi
    Cho gạo nếp vào cái hông (nồi chõ to) để hấp cho chín thành xôi.

    Cái hông (nồi chõ)

    Cái hông (nồi chõ)

  27. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  28. Có bản chép: dựng hoặc tạc.
  29. Có bản chép: cho vừa lòng nhau.
  30. Đây cũng là hai câu chữ Nôm trong bức tranh Tết tên Hứng dừa (Kĩ thuật của người An Nam - Henri Oger).

    Tranh Hứng dừa

    Tranh Hứng dừa