Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Khăn rằn
    Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

  2. Ướt mem
    Ướt mèm, ướt đẫm (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Xuân Mỹ
    Một làng nay thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
  4. Thụy Khê
    Tên một làng nay thuộc xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
  5. Cẩm Phổ
    Một làng nay thuộc xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Dưới thời Pháp thuộc, đây là một vùng đất nghèo khó, dân số đông, đa phần là làm ruộng và làm thuê.
  6. Phước Thị
    Tên một làng cổ thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tại đây có nghề đan lát cổ truyền.

    Đan lát

    Đan lát ở Phước Thị

  7. Lại An
    Tên một làng nay thuộc địa phận xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
  8. Mai Xá
    Một trong 65 ngôi làng cổ thuộc châu Minh Linh, phủ Tân Bình, xứ Thuận Hoá, nay thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Làng nổi tiếng là "đất học" của tỉnh.
  9. Phường Hà
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Phường Hà, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  10. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  11. Có bản chép: thẳng.
  12. Theo Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 17: ...quân nhà Nguyễn thì hàng năm ra đánh, thanh thế lừng lẫy. Mỗi khi gió nam nổi lên, thì nhân dân các trấn lại nói với nhau: "Chúa cũ ra đấy!" (bấy giờ hàng năm cứ đến khoảng tháng 4, tháng 5 khi gió nam thổi mạnh thì Nguyễn Ánh đốc quân thủy bộ ra đánh, đến lúc có gió mùa đông bắc thổi thì lại rút quân về. Người đương thời thường gọi những đợt tấn công như vậy là những trận "giặc mùa." Bọn sĩ phu phản động chống Tây Sơn và ngả theo Nguyễn Ánh mới nhân đó, đặt ra câu ca dao [này]).
  13. Sơn Tịnh
    Tên một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có núi Thiên Ấn, một trong hai biểu tượng của tỉnh (cùng với sông Trà Khúc tạo thành cặp núi Ấn - sông Trà).

    Núi Ấn

    Núi Ấn

  14. Đường bát
    Cũng gọi là đường tán hoặc đường đinh, loại đường mía được tạo hình bằng cách đổ nước đường thắng vào bát. Để bảo quản, đường bát được xếp từng cặp có dây rơm quấn quanh bỏ vào giỏ đem phơi rồi đậy kỹ treo lên xà nhà. Đường bát rất phổ biến ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam.

    Đường bát

    Đường bát

  15. Sa Huỳnh
    Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.

    Mộ chum, cổ vật tìm thấy của nền văn hóa Sa Huỳnh.

    Mộ chum, cổ vật tìm thấy của nền văn hóa Sa Huỳnh.

  16. Hát trống quân
    Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".

    Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.

    Hát trống quân

    Hát trống quân

    Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.

  17. Cơ cầu
    Chắt chiu, tiết kiệm một cách khắt khe, hà khắc.
  18. Cầu Đôi
    Tên chung của hai cây cầu song song nhau, một dành cho xe lửa và một dành cho đường bộ, nằm ở cửa ngõ thành phố Quy Nhơn, Bình Định, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại.

    Cầu Đôi

    Cầu Đôi

  19. Tháp Hưng Thạnh
    Tên một khu tháp của Chăm Pa, gồm hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau (nên gọi là tháp Đôi), hiện nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

    Tháp Hưng Thạnh (tháp Đôi)

    Tháp Hưng Thạnh (tháp Đôi)

  20. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  21. Kiến riện
    Loại kiến có màu nâu đen, kích thước nhỏ khoảng đầu kim. Kiến riện thường làm tổ gây hại trên các loại cây ăn quả.

    Kiến riện

    Kiến riện

  22. Ba ba
    Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.

    Con ba ba

    Con ba ba

    Hướng dẫn định dạng các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, 2010)

  23. Cuội
    Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
  24. Cơm khê
    Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
  25. Cu gáy
    Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.

    Chim cu gáy

  26. Tao khang
    Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
  27. Mã nhật, Tượng điền, Xa liên, Pháo cách
    Trong cờ tướng, quân Mã ăn (lấy) quân theo hình chữ nhật 日, quân Tượng theo hình chữ điền 田, quân Xe (xa) theo đường thẳng, quân Pháo theo lối cách quân (phải có một quân giữa Pháo và quân bị ăn).
  28. Ngũ cung
    Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
  29. Nhẫn nhịu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nhẫn nhịu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  30. Trầm hương
    Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.

    Gỗ có trầm hương

    Gỗ có trầm hương

  31. Rương
    Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.

    Cái rương

    Cái rương

  32. Cộc
    Ngắn, cụt.
  33. Têm trầu
    Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  34. Bửa
    Bổ (phương ngữ miền Trung).
  35. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  36. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  37. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  38. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  39. Lợi
    Lại (phương ngữ Nam Bộ).
  40. Tông đồ
    Đồ phổ, gia phả của tông tộc, dòng họ (từ Hán Việt). Còn bị đọc trạnh thành tôn đồ.
  41. Khăn mùi xoa
    Khăn vuông nhỏ dùng để lau nước mắt, chùi miệng (từ tiếng Pháp mouchoir). Cũng đọc là mù xoa, mu soa hoặc bô sa.
  42. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  43. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  44. Phân
    Nói cho rõ, bày tỏ.