Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Theo giai thoại, câu hát này do một cô gái hát để trêu Trần Hàn, trong có nhắc tên ông (Hàn) và tên thân phụ ông (Trần Liệu).
  2. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.
  3. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  4. Truyền thuyết kể rằng đây là lời Âu Cơ nói với Lạc Long Quân khi chia 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi.
  5. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  6. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  7. Cách gặt lúa ở Nghệ Tĩnh, hễ gặt đầy trong nắm tay thì gọi là một “tay,” hai tay nhập lại một thì gọi là một “gồi,” bốn gồi kết lại với nhau thành một “lượm,” bốn lượm cột lại thành một “bó,” hai bó là một “gánh” (đây là gánh lúa tám có tám lượm, người yếu hoặc lúa nhiều hạt nặng quá thì gánh lúa sáu, nghĩa là sáu lượm). Mỗi gánh lúa có 32 gồi tức là 64 tay, một trăm gánh có 6.400 tay hoặc 3.200 gồi.
  8. Đầu xanh
    Chỉ người tuổi còn trẻ.

    Hay là thuở trước khách hồng nhan?
    Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
    Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
    Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
    (Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)

  9. Phú Cốc
    Tên một ngọn đèo phần lớn thuộc thôn Phú Thạnh, phần còn lại thuộc thôn Phú Liên (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Đèo cao, ngày trước có nhiều cọp, beo.
  10. Long Thủy
    Tên cũ là Mỹ Á, một ngôi làng trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nằm sát biển, nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thủy rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn. Tại đây có bãi biển Long Thủy, nhìn ra xa là cụm Hòn Chùa, Hòn ThanHòn Dứa.
  11. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. "Hai làng" là hai hàm răng. "Một làng" là miếng trầu. Khi ăn trầu thì nước trầu nhổ ra có màu đỏ như máu, nên gọi là "máu chảy đầy đàng."

    Ăn trầu

    Ăn trầu

  13. Tôm he
    Một loại tôm ngon và quý, đặc sản của vùng biển Quảng Ninh. Từ tôm he có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng như ruốc tôm he, tôm he nhồi, tôm he nhúng...

    Tôm he

    Tôm he

  14. Thu Vích, Thu Vi
    Tên hai thôn ở xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
  15. Cá rô mề
    Cá rô trưởng thành, lớn cỡ ba ngón tay. Ngược lại, cá rô còn nhỏ gọi là cá rô mén.
  16. Mơi
    Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).