Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Anh hào
    Anh hùng hào kiệt, người có tài năng, chí khí. Hội anh hào là dịp để anh hào gặp và thi thố lẫn nhau để lập nên những công trạng hiển hách.

    Đường đường một đấng anh hào,
    Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

    (Truyện Kiều)

  2. Phan Đình Phùng
    Nhà thơ, nhà yêu nước, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) thuộc phong trào Cần Vương vào cuối thế kỷ 19. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học, sau thi đỗ rồi ra làm quan. Từ năm 1885 đến 1896, ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, lãnh đạo nghĩa quân đánh Pháp nhiều trận. Đến ngày 28 tháng 12 năm 1895, ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao tranh ác liệt. Nguyễn Thân đã cho quật mồ ông ở chân núi Quạt, đổ dầu đốt cho xương thịt ông cháy thành tro, rồi trộn vào thuốc súng bắn xuống sông La.

    Phan Đình Phùng

    Phan Đình Phùng

  3. Đông Thái
    Tên một làng thuộc huyện La Sơn, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của nhà yêu nước Phan Đình Phùng, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê thuộc phong trào Cần Vương.
  4. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  5. Tra hạt
    Đặt hạt giống cây vào vùng đất đã được vun xới, tạo luống, tạo lỗ, chuẩn bị cho việc trồng cây.
  6. Tua rua
    Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey. Ảnh của:  NASA/ESA/AURA/Caltech.

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey.
    Ảnh của: NASA/ESA/AURA/Caltech.

  7. Thông ngôn
    Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
  8. Kí lục
    Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.

    Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.

  9. Màng
    Mơ tưởng, ao ước, thèm muốn (từ cổ).
  10. Hèm
    Bã còn lại sau khi đã chưng cất rượu bia, màu trắng đục, mùi rất nồng, thường dùng cho lợn ăn. Người nghiện rượu thường được gọi là hũ hèm.

    Nấu rượu

  11. Rượu chát
    Rượu vang, vì có vị chát nên dân ta gọi là rượu chát.
  12. Nhà việc
    Từ cũ, chỉ nơi làm việc của chính quyền địa phương (ban hội tề) tại một làng thời triều Nguyễn và thời Pháp thuộc ở miền Nam nước ta.
  13. Tợ
    Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  15. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  16. Đồ
    Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
  17. Bối
    Bới (phương ngữ Nam Bộ).
  18. Tháp Chàm
    Tên gọi chung của những công trình dạng đền tháp của người Chăm (xưa gọi là người Chàm), trước đây sinh sống ở khu vực nay là Nam Trung Bộ. Tháp được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông, có không gian bên trong chật hẹp, thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông. Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Một số (quần thể) tháp Chàm tiêu biểu: Thánh địa Mỹ Sơn, tháp Bà, tháp Hưng Thạnh, tháp Nhạn...

    Tháp Bà (Po Nagar)

    Tháp Bà (Po Nagar)

  19. Thủ Thiện
    Một ngôi tháp cổ Chăm Pa hiện nằm tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

    Tháp Thủ Thiện

    Tháp Thủ Thiện

  20. Dương Long
    Một cụm di tích gồm ba tháp Chăm thẳng hàng trên một gò cao thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, gồm ba tháp: tháp giữa cao 24 mét, hai tháp bên cao 22 mét. Phần thân của các tháp xây bằng gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.

    Tháp Dương Long

    Tháp Dương Long

  21. Bể dâu
    Từ tiếng Hán thương hải tang điền (biển xanh, nương dâu). Tiếng Việt ta có thành ngữ là bãi bể nương dâu. Theo Thần tiên truyện, tiên nữ Ma Cô nói với Vương Phương Bình rằng "Từ khi được hầu tiếp ông đến nay đã thấy biển xanh ba lần biến thành nương dâu."

    Các từ ngữ bể dâu, bãi bể nương dâu, dâu biển (biển dâu) đều chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.

    Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

    (Truyện Kiều)

  22. Tiềm long
    Con rồng ẩn mình. Từ này xưa dùng để chỉ những người có tài năng lớn nhưng chưa ra mặt, còn ở ẩn đợi thời cơ.
  23. Vân du
    Đi chơi trên mây. Chỉ việc thành đạt, được công danh ngày trước.
  24. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  25. Nhơn
    Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  26. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  27. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  28. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  29. Hồng quần
    Cái quần màu đỏ. Ngày xưa bên Trung Hoa phữ nữ thường mặc quần màu đỏ, nên chữ "hồng quần" còn được dùng để chỉ phụ nữ.

    Phong lưu rất mực hồng quần,
    Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

    (Truyện Kiều)

  30. Đỉa
    Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.

    Con đỉa

    Con đỉa

  31. Sài Gòn
    Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Sài Gòn về đêm

    Sài Gòn về đêm

  32. Bài ca dao này nhắc tới bà Sương Nguyệt Anh, tên thật là Nguyễn Thị Khuê, con gái thứ tư của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Bà phụ trách tờ Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới), tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn.
  33. Doi
    Phần bãi ở biển hoặc sông hồ nhô ra mặt nước, được tạo thành từ cát và bùn đất do sóng bồi vào.

    Doi cát ở Trường Sa

    Doi cát ở Trường Sa

  34. Tài bồi
    Vun đắp, vun trồng (từ Hán Việt).
  35. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  36. Nhứt
    Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  37. Gò Găng
    Một địa danh nay thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại đây có nghề làm nón truyền thống, đồng thời có phiên chợ nón Gò Găng rất độc đáo, họp từ nửa đêm đến rạng sáng. Nón làm ở chợ Găng ngày xưa chủ yếu là nón ngựa.

    Chợ nón Gò Găng

    Chợ nón Gò Găng

  38. Bún song thần
    Tên gốc là song thằng, có nghĩa là dây (bún) đôi, một loại bún của vùng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bún song thần là đặc sản của người Minh Hương, tương truyền có từ thế kỷ thứ 18, nghĩa là lúc người Hoa đến định cư ở đây và phát triển làm bột đậu xanh và nghề làm bún. Bún song thần dùng để xào hay nấu canh cá đều ngon.

    Làm bún song thần

    Làm bún song thần

  39. An Thái
    Tên một làng nay thuộc xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làng nằm ven bờ sông Côn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về hướng tây bắc, nổi tiếng là một trong những nôi võ của Bình Định. Tại đây vào ngày rằm tháng 7 hằng năm có tổ chức lễ hội đổ giàn.

    "Tranh heo" trong lễ hội Đổ giàn

    "Tranh heo" trong lễ hội Đổ giàn

  40. Đậu
    Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
  41. Nhơn Ngãi
    Tên một trong bốn tổng của phủ An Nhơn, Bình Định ngày trước.
  42. Hưng Long
    Một địa danh nay thuộc xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
  43. Ải Bắc non Tần
    Ải Nam Quan ở biên giới phía Bắc (nay thuộc Trung Quốc) và vùng Bảy Núi sát biên giới Campuchia. Trong văn thơ cổ, ải Bắc non Tần (có dị bản là bể Bắc non Tần) thường dùng để chỉ sự xa cách.
  44. Quán Cau
    Đèo Quán Cau ở làng Mỹ Phú, còn chợ Quán Cau ở làng Phong Phú, đều thuộc xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây nổi tiếng có giống ngựa thồ rất tốt. Phía đông đèo Quán Cau là đầm Ô Loan, một thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.

    Về địa danh Quán Cau, có câu chuyện sau: Ngày xưa, nơi chân đèo Quán Cau có một bà cụ già không rõ từ đâu đến. Bà cất quán bán trầu cau, khách bộ hành qua đèo khá dài nên dừng chân giải khát, mua trầu cau ăn nghỉ rồi tiếp tục hành trình. Người đi ra Bắc đến chân đèo thì chờ người bạn đường, cũng mua trầu cau ăn rồi tiếp tục trèo đèo. Vì thế có tên đèo Quán Cau.

    Đèo Quán Cau

    Đèo Quán Cau

  45. Cá thu
    Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  46. Chợ Yến
    Tên một ngôi chợ thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Chợ từ xưa nổi tiếng với các hàng cá biển tươi ngon. Từ vị trí này sang hướng Đông khoảng một cây số là Hòn Yến.
  47. Kén lừa
    Kén chọn.