Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Có ý kiến cho rằng câu ca dao này nói về chuyện của bà Mỵ Ê, vợ vua Chiêm Thành là Sa Đẩu. Năm 1044, vua Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành, giết Sa Đẩu, bắt bà Mỵ Ê. Khi về đến phủ Lý Nhân, vua đòi bà sang thuyền ngự để hầu vua. Bà nói tôi là vợ mọi, không phải cung phi, nước mất chồng chết, không còn muốn sống. Nói xong bà cuốn chăn vào mình và nhảy xuống sông tự vẫn.
  2. Huế
    Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đôthần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...

    Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Thành Nội, Huế

    Thành Nội

  3. Áo địa
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Áo địa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  4. Nón dấu
    Cũng gọi là nón sơn hoặc nón dầu sơn, loại nón của lính thời Lê - Nguyễn, gần giống như nón lá nhưng nhỏ hơn, thường đan bằng mây, có chóp bằng đồng.

    Nón dấu

    Nón dấu

  5. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  6. Tấn Tần
    Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.

    Trộm toan kén lứa chọn đôi,
    Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.

    (Truyện Hoa Tiên)

  7. Thuốc bắc
    Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.

    Một số vị thuốc bắc

    Một số vị thuốc bắc

  8. Đông sàng
    Cái giường ở phía Đông. Thời nhà Tấn ở Trung Quốc, quan thái úy Khích Giám muốn lấy chồng cho con gái mình, liền sai người qua nhà Vương Đạo có nhiều con cháu để kén rể. Các cậu con trai nghe tin, ra sức ganh đua nhau, chỉ có một người cứ bình thản nằm ngửa mà ăn bánh trên chiếc giường ở phía đông. Người ta trở về nói lại, ông khen "Ấy chính là rể tốt" và gả con cho. Người con trai ấy chính là danh nhân Vương Hi Chi, nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc, được mệnh danh là Thư thánh. Chữ đông sàng vì vậy chỉ việc kén rể giỏi giang.

    Vương Hi Chi

    Vương Hi Chi

  9. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  10. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  11. Bốn phương tám hướng
    Bốn phương gồm Đông, Tây, Nam, Bắc; tám hướng gồm Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc. Bốn phương tám hướng (đôi khi cũng gọi là tám cõi) chỉ tất cả mọi phương, mọi hướng, bao trùm vạn vật. Xem thêm: Chín phương trời, mười phương Phật.
  12. Vĩnh Thọ
    Niên hiệu của nước ta từ năm 1658 đến năm 1662 dưới triều vua Lê Thần Tông.
  13. Tân trào
    Nghĩa đen là "triều đại mới", còn gọi là đàng mới, phương ngữ Nam Bộ chỉ chính phủ người Pháp lập ra để cai trị nước ta và thời kì (triều / trào) dân ta sống dưới sự cai trị này. Đối lập với tân tràođàng cựu hay cựu trào chỉ chính quyền triều Nguyễn trước khi người Pháp tới.
  14. Thơ niêm là thư được niêm phong kín.
  15. Bẫy dò
    Gọi tắt là dò, một loại bẫy đặt dưới đất đễ bẫy các loại chim, gà rừng. Bẫy dò được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo, kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm…), cài trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn… để đánh bắt các loại chim khác nhau.

    Hình vẽ bẫy dò

    Hình vẽ bẫy dò

  16. Có bản chép: Người khôn tránh chốn hồ đồ xa hoa.
  17. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  18. Hồ đồ
    Không phân biệt rõ ràng đúng sai, kết luận vội vàng.
  19. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  20. Vải lĩnh
    Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.

    Khăn nhỏ, đuôi gà cao
    Lưng đeo dải yếm đào
    Quần lĩnh, áo the mới
    Tay cầm nón quai thao

    (Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)

    Vải lãnh Mỹ A

    Vải lãnh Mỹ A

  21. Lụa sồi
    Lụa dệt bằng tơ tằm nhưng sợi thô, nếu sợi dệt xe đôi thì gọi là sồi xe, khác với lụa tơ tằm được dệt bằng tơ tằm sợi nhỏ nên mỏng, mềm và mịn hơn.
  22. Hồng
    Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  23. Có bản chép: ôm gối.
  24. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  25. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  26. Ý nói được ăn mặc sung túc.
  27. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  28. Xơ rơ
    Xơ xác, trơ trụi (phương ngữ miền Trung).
  29. Giao đu
    (Cành nhánh) gần nhau đến nỗi người ta có thể từ nhánh cây này đu sang cành cây gần bên.
  30. Công nghiệp
    Sự nghiệp (từ Hán Việt).
  31. Minh mông
    Mênh mông (cách phát âm ở một số vùng Nam Bộ).
  32. La bàn
    Còn gọi là địa bàn, một dụng cụ xác định phương hướng, được người Trung Quốc phát minh vào khoảng thế kỉ 11. La bàn gồm có một kim nam châm luôn luôn chỉ phương Bắc - Nam. Từ này được tạo thành bởi hai chữ la (lưới - người Trung Quốc quan niệm trời đất là lưới võng, như thiên la địa võng) và bàn (vật tròn dẹt).

    La bàn

    La bàn

  33. Trợt ăn
    Mất ăn (phương ngữ Trung Bộ).
  34. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Trợt.
  35. Chợ Giã
    Tên một cái chợ nay thuộc thôn Xuân Phu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
  36. Chánh ca Đông
    (1900 - 1957) Một nghệ nhân hát bội nổi tiếng trước đây. Ông tên thật là Dương Chi, sinh quán Tuy Phước, Bình Định, nhờ tài hát bội mà được phong chức chánh ca toàn tỉnh, tên thường gọi là Chánh ca Mi hoặc Chánh ca Đông (gọi theo tên con trai). Trước khi nổi tiếng là một kép hát có tài, Chánh ca Đông chuyên đóng các vai đào chính: Nguyệt cô (Nguyệt cô mắt ngọc), Điêu Thuyền (Phụng Nghi Đình), Trần Thị Lan Anh (Hộ Sinh đàn), Trại Ba (Ngũ Hổ)... Sau này ông nổi tiếng nhờ biểu diễn nhiều vai kép võ: Địch Thanh (Ngũ Hổ), Đổng Kim Lân (Sơn Hậu), Đào Phi Phụng (Đào Phu Phụng hồi 2), Lã Bố (Phụng Nghi Đình), Tiết Giao (Nguyệt cô mắt ngọc)... Ông thiện sử dụng nhiều loại binh khí, vũ đạo rất đẹp, tròn trĩnh, điêu luyện.
  37. Lý Phụng Đình
    Tên một vở tuồng của tác giả Nguyễn Trọng Trì, rất nổi tiếng trước đây, kể về một chàng trai tên là Lý Phụng Đình. Cha mẹ mất sớm, chàng được Thiện Công đem về nuôi và cho ăn học. Khi phản thần Thái Lăng cướp ngôi vua, Thiện Công bị hạ ngục, Lý Phụng Đình đi tìm anh tài cứu nước. Chàng thi đỗ Trạng nguyên, lập kế cứu được Thiện Công, rồi cùng với nghĩa quân tiêu diệt phản tặc, giúp nhà vua khôi phục đất nước.
  38. Phụng Nghi Đình
    Cũng gọi là Lã Bố hí Điêu Thuyền, tên một vở tuồng (chuyển thể thành cải lương) rất nổi tiếng trước đây, có nội dung xoay quanh bi kịch của nhân vật Điêu Thuyền thời Tam Quốc. Nghe lời cha nuôi là quan Tư Đồ Vương Doãn, Điêu Thuyền giả vờ cùng lúc yêu cả hai cha con Đổng Trác và Lã Bố nhằm chia rẽ hai người. Đây là tích truyện nổi tiếng, đã được nhiều đoàn nghệ thuật dàn dựng và công diễn thành công.

    Xem vở tuồng Phụng Nghi Đình.