Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  2. Ăn đong
    Ăn bằng gạo mua từng bữa vì túng thiếu.
  3. Bóng xế cội tùng
    Hình ảnh ẩn dụ, chỉ việc cha mẹ qua đời.
  4. Mũ rơm
    Mũ làm bằng rơm, dùng để quấn đầu khi để tang cho cha mẹ. Ngày nay ít còn thấy tục lệ này.
  5. Áo thùng
    Áo rộng mặc ngoài áo trảm thôi (áo bằng vải xô, không viền gấu, không cài khuy, chỉ buộc dải, mặc khi để tang cha mẹ).
  6. Có bản chép: Sinh ra.
  7. Nghì
    Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
  8. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  9. Quạt mo
    Quạt làm bằng mo cau. Sau khi cau trổ bông, tàu cau úa vàng rồi rụng xuống, được người ta nhặt đem phơi khô, ép thẳng rồi cắt thành hình chiếc quạt vừa tay cầm.

    Chiếc quạt mo

    Chiếc quạt mo

  10. Đình
    Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  11. Để chỉ sắc đẹp của người phụ nữ, nhưng hàm ý đùa cợt, mỉa mai khi người phụ nữ ấy có hành vi khoe mẽ, làm đỏm thái quá.
  12. May váy phòng khi cả dạ
    Khi may váy nên may rộng rãi để phòng lúc có mang (cả dạ) mặc vẫn vừa. Nghĩa rộng: Làm việc gì cũng nên có tính toán trước các tình huống.
  13. Xống
    Váy (từ cổ).
  14. Tôn Tẫn
    Danh tướng nước Tề thời Chiến Quốc, Trung Quốc. Tương truyền, ông là cháu của Tôn Tử, cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử, về sau giúp Tề đánh bại Ngụy. Ông để lại Tôn Tẫn binh pháp, một cuốn binh thư nổi tiếng.

    Tôn Tẫn

  15. Khổng Tử
    Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Quốc, được đời sau tôn xưng là "Vạn thế Sư biểu" (Bậc thầy của muôn đời). Đạo Khổng (Khổng giáo, cũng gọi là Nho giáo) do ông khởi xướng có ảnh hưởng rất lớn tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
  16. Binh cơ
    Mưu lược dùng trong quân sự (từ Hán Việt).
  17. Kinh Kha
    Một kiếm khách sống vào thời nhà Tần, Trung Quốc. Ông nổi tiếng trong lịch sử nhờ ám sát (bất thành) Tần Thủy Hoàng và bị giết chết.
  18. Yên hà
    (Từ cũ, Văn chương) khói và ráng; chỉ cảnh thiên nhiên nơi núi rừng mà các nhà nho, đạo sĩ ẩn dật.

    Nghêu ngao vui thú yên hà,
    Mai là bạn cũ hạc là người quen

    (Nguyễn Du)

  19. Phong lưu
    Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.

    Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
    Nợ phong lưu kẻ giả có người vay

    (Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)

  20. Bài này tả một người hút thuốc phiện.
  21. Người gầy, thầy cơm
    Những người gầy ăn cơm thường thấy ngon miệng nên ăn nhiều.
  22. Chàng hiu
    Còn gọi là chàng hương, chàng cương, chẫu chàng, nhái bén, một loài thuộc họ ếch nhái, mình nhỏ, chân dài, sống ở đồng ruộng, ao hồ hoặc trên cây.

    Chàng hiu

    Chàng hiu

  23. Ễnh ương
    Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.

    Ễnh ương

    Ễnh ương

  24. Lệnh
    Thanh la dùng để báo hiệu lệnh.

    Thanh la

    Thanh la

  25. Theo lệ ngày xưa, khi nhà có người chết thì người nhà phải đóng tiền phạt cho làng.
  26. Ngóe
    Loại nhái rất nhỏ, thân hình chỉ lớn bằng đầu ngón tay cái.
  27. Quới Thiện
    Xã thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Địa bàn xã nằm trên cù lao Dài (cù lao Năm Thôn) trên sông Cổ Chiên, một nhánh của sông Tiền.
  28. Thoại Ngọc Hầu
    (1761-1829) Tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy, một danh tướng nhà Nguyễn. Ông là người có công rất lớn trong việc khai khẩn vùng Châu Đốc-An Giang hiện nay, với các công trình đào kênh Vĩnh Tế, làm đường Núi Sam-Châu Đốc, lập nhiều làng xã... Sau khi mất, ông được an táng trong lăng dưới chân núi Sam, người dân cũng gọi là lăng Ông Lớn.

    Tượng Thoại Ngọc Hầu trong đền thờ ông dưới chân núi Sam

    Tượng Thoại Ngọc Hầu trong đền thờ ông dưới chân núi Sam

  29. Nhân tâm
    Lòng người (từ Hán Việt).
  30. Tri âm
    Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
  31. Bạn
    Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  32. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  33. Cầu Vĩ
    Tên mới là cầu Quang Phú, một cây cầu nằm trên đoạn Quốc lộ 53, thuộc xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Cầu Vĩ đồng thời cũng là tên thường gọi của khu vực này.